Cách tính công sức đóng góp của vợ chồng vào tài sản chung khi ly hôn

“Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung” là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung.
cach tinh cong suc dong gop cua vo chong vao tai san chung khi ly hon
Vợ chồng ông chủ cà phê Trung Nguyên tranh cãi về công sức đóng góp tại Trung Nguyên.

Nguyên tắc chia tài sản chung khi ly hôn

Theo khoản 4 Điều 7 Thông tư Liên tịch số 01/2016/TTLT- TANDTC- VKSNDTC-BTP về hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hôn nhân và Gia đình: Trường hợp áp dụng chế độ tài sản của vợ chồng theo luật định để chia tài sản của vợ chồng khi ly hôn thì tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi nhưng có tính đến nhiều yếu tố để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia.

Như vậy, theo quy định trên, mặc dù vẫn duy trì nguyên tắc chia đôi nhưng Luật Hôn nhân và gia đình 2014 có sửa đổi, bổ sung nhiều yếu tố làm căn cứ để xác định tỷ lệ tài sản mà vợ chồng được chia khi ly hôn:

Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng

Là tình trạng về năng lực pháp luật, năng lực hành vi, sức khỏe, tài sản, khả năng lao động tạo ra thu nhập sau khi ly hôn của vợ, chồng cũng như của các thành viên khác trong gia đình mà vợ chồng có quyền, nghĩa vụ về nhân thân và tài sản theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình. Bên gặp khó khăn hơn sau khi ly hôn được chia phần tài sản nhiều hơn so với bên kia hoặc được ưu tiên nhận loại tài sản để bảo đảm duy trì, ổn định cuộc sống của họ nhưng phải phù hợp với hoàn cảnh thực tế của gia đình và của vợ, chồng.

Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung

Là sự đóng góp về tài sản riêng, thu nhập, công việc gia đình và lao động của vợ, chồng trong việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn.

Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập

Là việc chia tài sản chung của vợ chồng phải bảo đảm cho vợ, chồng đang hoạt động nghề nghiệp được tiếp tục hành nghề; cho vợ, chồng đang hoạt động sản xuất, kinh doanh được tiếp tục được sản xuất, kinh doanh để tạo thu nhập và phải thanh toán cho bên kia phần giá trị tài sản chênh lệch.

Việc bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và hoạt động nghề nghiệp không được ảnh hưởng đến điều kiện sống tối thiểu của vợ, chồng và con chưa thành niên, con đã thành niên nhưng mất năng lực hành vi dân sự.

Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng

Là lỗi của vợ hoặc chồng vi phạm quyền, nghĩa vụ về nhân thân, tài sản của vợ chồng dẫn đến ly hôn.

Ví dụ: nếu người vợ chứng minh được người chồng cờ bạc hoặc ngoại tình, dẫn tới gia đình tan vỡ thì có thể được chia nhiều hơn 50% tổng giá trị tài sản. Các hành vi được coi là “lỗi” ở đây cần được chứng minh một cách rõ ràng, có những bằng chứng cụ thể được tòa chấp nhận.

Cách chứng minh công sức đóng góp của vợ chồng vào khối tài sản chung

Công sức là sức lực, là thời gian… mà con người bỏ ra để ra chăm sóc, nuôi dưỡng thành viên trong gia đình; để giữ gìn, bảo quản, duy trì tài sản nên tài sản không bị hư hỏng, mất mát hoặc để làm tăng giá trị tài sản bằng việc tôn tạo, tu bổ tài sản.

Tuy nhiên, trên thực tế việc chứng minh công sức của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì và pháp luật khối tài sản chung là vô cùng khó. Có rất nhiều ý kiến khác nhau, nhưng tựu chung lại thì việc tính công sức có thể được hiểu như sau:

- Sự đóng góp về tài sản riêng: tài sản riêng bao gồm tài sản có trước thời kỳ hôn nhân, tài sản được tặng cho riêng, tài sản được thừa kế riêng. Nguồn gốc tài sản được hình thành từ đâu? Nếu là tài sản được tạo lập, phát triển một phần từ tài sản cũ, thì tài sản cũ đó có công sức của ai nhiều hơn?

- Sự đóng góp thu nhập, lao động của vợ chồng: Ai là người có thu nhập chính trong việc tạo lập khối tài sản đó?

- Sự đóng góp công việc gia đình và lao động của vợ, chồng: là công sức của người vợ hoặc người chồng trong việc chăm sóc, nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình.

Thực tế cho thấy công sức này mà người vợ hoặc người chồng phải bỏ ra không phải là quá nặng nhọc, nhưng hầu như đã chiếm toàn bộ thời gian của họ, từ việc giặt giũ quần áo, đưa đón con đi học, đến lo từng bữa ăn cho gia đình, kể cả khi thành viên trong gia đình ốm đau,…

Về nguyên tắc thì trong thời gian chung sống, nếu không có chứng cứ gì khác thì về nguyên tắc tài sản phát triển đều được chia đôi (công việc nội trợ và công việc khác liên quan đến đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập).

Tuy nhiên khi phân chia cũng cần xem xét đến người đã tạo ra nguồn tiền để phát triển tài sản, từ đó phân chia cho phù hợp.

Để xem xét công sức đóng góp trong mỗi bên trong việc tạo lập, phát triển, giữ gìn, bảo quản,… tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân, cần phải xem xét thật khách quan, toàn diện từ nguồn gốc hình thành tài sản. Giá trị của tài sản để ra công sức quản lý, giữ gìn. Sự cần thiết và hiệu quả của công sức đã bỏ ra.

cach tinh cong suc dong gop cua vo chong vao tai san chung khi ly hon Mức án phí ly hôn khi có tranh chấp về tài sản

Trong thời ký hôn nhân vợ chồng ít nhiều sẽ phát sinh những quan hệ tài sản chung, khi ly hôn bên cạnh vấn đề ...

cach tinh cong suc dong gop cua vo chong vao tai san chung khi ly hon Tạm ngưng xử vụ ly hôn của vợ chồng cà phê Trung Nguyên

Phần tranh luận khá căng thẳng kéo dài nên đến gần 19 giờ phiên tòa mới tạm dừng.

cach tinh cong suc dong gop cua vo chong vao tai san chung khi ly hon Tỷ lệ chia tài sản khi ly hôn là bao nhiêu?

Để phân chia tài sản khi ly hôn phải xác định được tài sản chung và tài sản riêng của vợ, chồng.

chọn
Lỗ lũy kế của Tập đoàn Đại Dương lên hơn 2.577 tỷ đồng, vẫn đang giải thể hai công ty BĐS
Công ty CP Tập đoàn Đại Dương (MCK: OGC) đã công bố BCTC hợp nhất quý I với kết quả kinh doanh tiếp tục không mấy khả quan.