Cách ứng xử, giao tiếp văn minh trong bàn nhậu

Một số cách ứng xử, giao tiếp văn minh trong bàn nhậu.
Cách ứng xử, giao tiếp văn minh trong bàn nhậu - Ảnh 1.

Mức xử phạt với vi phạm nồng độ cồn sẽ tăng mạnh từ đầu năm 2020. (Ảnh minh họa: Thanhnien.vn)

Khi tới độ tuổi trưởng thành, chúng ta ít nhiều sẽ gặp phải trường hợp tham gia những bữa ăn cùng sếp, đối tác, khách hàng, hay đồng nghiệp, bạn bè và họ hàng. Đặc biệt là đối với nam giới, việc nắm được cách ứng xử, giao tiếp văn minh trong bàn nhậu là điều vô cùng cần thiết để phục vụ trong công việc và phát triển các mối quan hệ xã hội. 

Vấn đề ứng xử, giao tiếp văn minh trong bàn nhậu

- Trước khi vào mâm, người nhỏ tuổi hơn hay có địa vị thấp hơn sẽ là người lau bát, đũa, tráng chén cho các người lớn hơn tuổi hơn hay có địa vị cao hơn. Sau đó rót rượu, rót rượu cho người bề trên bằng cách 1 tay cầm chai, 1 tay đặt cạnh cổ tay đang cầm chai hoặc cầm chai bằng cả 2 tay.

- Khi vào mâm, nếu trong mâm chỉ là người hơn tuổi và trong không khí gần gũi, thân thiết thì có thể phát động mời chung cả mâm một chén "chúc sức khỏe các bác các anh", ... Nếu trong mâm có sếp và các trưởng phòng thì mời sếp đầu tiên, sau tới các trưởng phòng, và không phát động mời chung.

- Nâng li bằng 2 tay khi mời rượu để thể hiện sự kính nể, coi trọng người mình mời (bạn bè thân thiết hay em nhỏ tuổi thì có thể không cần, chủ yếu là những người ngang hàng, lớn tuổi hơn, cũng có thể nhỏ tuổi hơn nhưng nếu là đối tác công việc cũng nên làm như vậy sẽ khiến đối phương tôn trọng mình hơn). Khi cụng li với người lớn tuổi hơn, đặt li của mình thấp hơn một chút để thể hiện sự tôn trọng.

- Trong "cuộc vui" nên tránh nhắc đến chuyện công việc nếu đối tác không đề cập đến, nếu muốn thì nên khéo léo đề cập từ từ nhẹ nhàng và tế nhị. Vì đối với nhiều người, sẽ là điều khó chịu khi đề cập đến công việc trong bàn nhậu. Lời khuyên cho bạn là hãy cố gắng giải quyết hết công việc trước khi đi nhậu, điều này sẽ giúp tất cả mọi người có một tâm thái thoải mái và vui vẻ hơn.

- Thêm những câu chuyện vui, hài hước trong các cuộc nhậu.

- Việc mời rượu được sử dụng để thể hiện sự tôn trọng, yêu quí giữa người với người. Tuy nhiên, cần tránh việc mời rượu theo kiểu ép buộc, uống đến mức say xỉn, không làm chủ được bản thân dẫn tới những va chạm xô xát không đáng có, hay tham gia giao thông khi đã uống rượu gây nên những tai nạn đáng tiếc cho người xung quanh và bản thân. 

Việc mời rượu một cách văn minh là mời tùy thuộc vào khả năng, tình hình sức khỏe cũng như nhu cầu của người được mời, để giữ cho cuộc vui được vui vẻ, thoải mái nhưng đồng thời cũng bảo vệ và giữ được an toan cho nhau. Điều ấy mới thể hiện sự tôn trọng và yêu mến nhau!

Một số mẹo chống/ hạn chế/ hãm say rượu

1. Trước khi vào bàn nhậu

- Ăn nhẹ trước khi uống

Trước khi ngồi vào uống rượu, bạn hãy ăn một chút đồ ăn nhẹ trước đó khoảng nửa tiếng đến một tiếng. Việc làm này cũng giống như bạn tạo một lớp vỏ bọc tráng dạ dày và ruột lại, làm giảm sự hấp thụ rượu vào cơ thể. Các loại đồ ăn giúp giảm sự hình thành acetaldehyde trong dạ dày bạn, từ đó giúp giảm cảm giác say, choáng váng khi uống rượu.

Các loại thực phẩm giúp bạn phòng chống say rượu là các loại thực phẩm giàu chất béo và carbohydrate. Bởi lẽ, khi loại chất béo này đi vào cơ thể, nó sẽ bám vào thành ruột, giảm sự hấp thụ rượu của cơ thể. Trong đó chất bột sẽ tạo một lớp vỏ ở dạ dày, tránh việc dạ dày bị kích thích do rượu.

Một số món đơn giản và dễ tìm như cơm, lòng trắng trứng, mì tôm nhiều dầu mỡ, bánh mì, xúc xích...

- Cung cấp vitamin

Trong quá trình chuyển hóa và hấp thụ của rượu, nó khiến cơ thể chúng ta tiêu tốn rất nhiều vitamin, đặc biệt là các vitamin nhóm B như B6, B12. Việc thiếu hụt một lượng vitamin lớn trong thời gian ngắn sẽ khiến bạn dễ dàng bị say hơn, đặc biệt với người có chức năng gan không tốt. Vì thế để phòng ngừa say rượu trước khi uống, bạn nên bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B như gan động vật, hoa quả, sữa và các sản phẩm từ sữa.

- Uống dầu oliu

Dầu oliu có lẽ không quen thuộc đối với người dân Việt, vì nó là một sản phẩm của người dân địa trung hải. Kinh nghiệm chống say rượu này cũng được họ nghĩ ra và lan truyền rộng rãi. Dầu oliu là một loại chất đặc biệt giúp giảm hấp thụ cồn vào bên trong cơ thể, giảm hấp thụ cồn, đồng nghĩa với việc giúp bạn đỡ say hơn. Bạn có thể uống trực tiếp một thìa dầu oliu hoặc ăn nó với salad, bánh mì…

- Uống sữa

Giống như dầu oliu, sữa cũng là một loại thực phẩm giúp tạo một lớp bảo vệ cho niêm mạc dạ dày và ruột, giảm sự hấp thụ cồn của cơ thể. Hơn nữa, sữa là thực phẩm giàu canxi, vitamin và nhiều dưỡng chất nên việc uống sữa rất có lợi đối với cơ thể.

2. Trong bàn nhậu

Khi ngồi vào bàn nhậu rồi, một số cách dưới đây có thể giúp bạn hạn chế say rượu vô cùng hiệu quả.

- Không trộn các loại đồ uống, rượu bia, nước ngọt với nhau. Hàm lượng các chất trong loại đồ uống có thể phản ứng với nhau, sinh ra các chất độc hại cho cơ thể, hoặc khiến bạn say hơn, mệt mỏi hơn vào buổi hôm sau lúc tỉnh dậy. 

- Nếu không có điều kiện ăn trước, uống canh có mỡ sau khi uống 1-2 chén đầu để tráng dạ dày. Tuy nhiên cách này thường không hay, vì người khác trông thấy sẽ không thấy thoải mái.

- Ăn nhiều rau xanh. Rau xanh là chất rất tốt cho cơ thể, vừa giúp nhuận tràng lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ gan trước tác hại của rượu. Trong bữa tiệc nên tích cực ăn các loại rau xanh.

- Khi đi với sếp đi tiếp khách thì gắng rót cho sếp vơi hơn một chút, nhưng không vơi quá tránh trường hợp khách nhận ra sẽ không hay cho mối quan hệ. Nếu uống bia thì cố gắng giành thùng đá về mình, khi nào sếp cần thêm đá thì kiếm cục thật to. 

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.