Cách xử lý khi bị say nắng trong thời tiết nóng 40 độ kéo dài

Say nắng là một trong những hiện tượng thường gặp trong mùa hè, nhất là khi thời tiết cực đoan, nhiệt độ tăng cao. Vậy chúng ta cần xử lý thế nào khi bị say nắng?
Chuyên gia cảnh báo 3 bệnh thường gặp ở trẻ khi vào hè
Say nắng mùa hè có thể khiến trẻ mất nước và rối loạn thân nhiệt

Hà Nội và nhiều tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ đang rơi vào đợt nắng nóng kéo dài, ảnh hưởng rất lớn đến sức khoẻ con người. Say nắng là một trong những tình trạng rất dễ gặp với người thường xuyên phải làm việc ngoài trời. Một số thông tin dưới đây sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về ảnh hưởng, cách xử lý đối với người bị say nắng.

Khái niệm

Dưới trời nắng gay gắt, những người phải đi hoặc làm việc ngoài trời sẽ bị nắng chiếu thẳng vào vùng cổ gáy. Dưới tác dụng liên tục của ánh sáng mặt trời gay gắt, cơ thể con người sẽ xảy ra tình trạng mất nước cấp.

Thông thường, say nắng thường biểu hiện bệnh nặng ngay từ đầu, có thể có nhiều dấu hiệu thần kinh sớm, rất rõ tổn thương có thể hồi phục hoặc không hồi phục. Một số trường hợp có thể có tụ máu dưới màng cứng và trong não.

Biểu hiện

Biểu hiện của việc say nắng tuỳ thuộc vào mức độ tăng thân nhiệt và thời gian bị say nắng. Cụ thể:

Tăng thân nhiệt: Nhiệt độ cơ thể tăng dẫn tới tăng quá trình đào thải mồ hôi, cơ thể mất một lượng nước lớn. Nếu cơ thể không được bù nước kịp thời sẽ dẫn đến việc giảm khối lượng tuần hoàn, gây trụy tim mạch. Rối loạn chất điện giải nặng có thể gây tử vong.

Ngoài ra, khi nhiệt độ cơ thể tăng cao sẽ gây rối loạn hoạt động chức năng của rất nhiều cơ quan như tim mạch, hô hấp, thần kinh...

Biểu hiện khác: Bệnh nhân bị say nắng da thường nóng và khô, mệt lả, đau đầu, đỏ mặt, nôn mửa và tiêu chảy.

Một số triệu chứng khác người say nắng gặp phải như giảm khả năng đánh giá, cử chỉ kỳ cục, ảo giác, thay đổi ý thức, lẫn lộn, mất định hướng và hôn mê, co giật.

cach xu ly khi bi say nang trong thoi tiet nong 40 do keo dai
Người bị say nắng có thể để lại biến chứng

Xử lý nhanh khi bị say nắng:

Ngay lập tức giảm thân nhiệt: Đưa nạn nhân vào chỗ mát, thoáng gió và cởi bỏ bớt quần áo. Tiến hành chườm lạnh bằng khăn mát hoặc nước đá ở những vị trí có động mạch lớn đi gần ngoài da như nách, bẹn, cổ.

Đồng thời, cho người bị say nắng uống nước mát có pha muối.

Trường hợp người say nắng bị hôn mê, không uống được nước hoặc nôn liên tục, sốt tăng liên tục, kèm các triệu chứng đau bụng, đau ngực, khó thở thì phải nhanh chóng chuyển nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất. Quá trình vận chuyển, nạn nhân cần được thường xuyên chườm mát, giảm nhiệt cơ thể.

Những biến chứng có thể xảy ra khi bị say nắng

Việc say nắng có thể gây ra các biến chứng trên hệ tim mạch là nhịp nhanh xoang, tụt huyết áp, thay đổi ST – T, tăng men tim, thủng cơ tim; ở phổi có thể gặp phù phổi, sặc phổi, kiềm hô hấp và hội chứng suy hô hấp cấp (ARDS).

Đối với thận, say nắng có thể khiến thận bị tiêu cơ vân, suy thận cấp, hoại tử ống thận cấp; rối loạn đông máu, hạ hoặc tăng kali máu, hạ đường huyết...

Say nắng cũng có thể gây tổn thương hệ thần kinh gây liệt nửa người, hôn mê, thay đổi tính cách, thất điều, thất ngôn, mất trí nhớ; tại gan gây vàng da, hoại tử tế bào gan, suy gan.

Đối với nạn nhân bị say nắng, say nóng nếu được điều trị sớm, bù dịch đầy đủ, điều trị tích cực biến chứng thì tỉ lệ sống đạt trên 90%. Tuy nhiên, có những biến chứng thần kinh có thể không hồi phục vĩnh viễn gây ảnh hưởng đến chất lượng sống sau này.

cach xu ly khi bi say nang trong thoi tiet nong 40 do keo dai Phòng tránh bệnh sốt rét trước nguy cơ bùng phát thành dịch

Những năm gần đây, Việt Nam không xảy ra dịch sốt rét, tỉ lệ mắc và tử vong đều giảm hàng năm. Tuy nhiên, tình ...

chọn
Các dự án của Novaland, Nam Long, DIG ở Đồng Nai đón tin mừng
Quy hoạch chung TP Biên Hòa vừa được phê duyệt điều chỉnh cục bộ. MBS đánh giá động thái này sẽ giúp đẩy nhanh tiến độ phê duyệt quy hoạch 1/500 các phân khu thuộc dự án Aqua City, Izumi và Khu đô thị Long Tân.