Cảm động con đường đến trường gian nan của trẻ em vùng cao

Hình ảnh những đứa trẻ vùng cao ăn vội vàng nắm cơm với măng "mặn hơn muối", uống từng ngụm nước suối bằng thân tre, lá rừng, vượt qua quãng đường 28km trong 5 tiếng rưỡi đồng hồ để đến trường… đã khiến người xem phải bật khóc vì xúc động.
 
cam dong con duong den truong gian nan cua tre em vung cao Thầy phải gánh 'nợ xấu' cho học trò, học trò thấy thầy lại 'trốn' lên rừng
cam dong con duong den truong gian nan cua tre em vung cao Cảm động thầy giáo đi xin quần áo cho học trò nghèo vùng cao
cam dong con duong den truong gian nan cua tre em vung cao Học sinh Mù Cang Chải đông đủ trong ngày tựu trường

Phóng sự "Đường đến trường" kể vể hành trình của Hằng, Sua và những đứa trẻ vùng cao ở bản Sáng (xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, tỉnh Sơn La). Mỗi tuần mới đến, những đứa trẻ lại chuẩn bị cho một cuộc hành trình đến lớp gian nan. 28km, 5 tiếng rưỡi đồng hồ cùng những cung đường rừng và đồi núi hiểm trở chính là thách thức mà những đứa trẻ phải vượt qua trong hành trình tìm kiếm tri thức nhằm thoát khỏi đói nghèo.

Nhân vật chính trong phóng sự là Hằng. Bằng tiếng dân tộc mình, Hằng đã phần nào "vẽ" nên con đường đến trường của chính em, của Sua, của những đứa trẻ vùng cao. Mỗi một câu chuyện Hằng chia sẻ đều mang đến cho người xem những suy ngẫm về cuộc sống, về hành trình, về khao khát được đến lớp.

cam dong con duong den truong gian nan cua tre em vung cao
Phóng sự "Đường đến trường" kể vể hành trình của Hằng, Sua và những đứa trẻ vùng cao (Ảnh Internet)

"Mẹ em sinh được ba người con. Em tên Hằng, em 13 tuổi. Em còn hai em, Sua 11 tuổi và Súa 3 tuổi. Từ nhỏ em và Sua đã theo mẹ lên rẫy làm nương. Nhưng bây giờ không còn ai giúp mẹ nữa vì chúng em phải đi trường học. Mẹ sẽ vất vả hơn nhiều nhưng mẹ bảo không học không hết khổ được.

Bản em ở, quanh năm mây mù bao phủ, đường vào bản ngoằn nghèo như một mê cung nên dân bản ít tiếp xúc với bên ngoài. Nhưng mẹ vẫn quyết tâm cho Sua và em đi học, dù sẽ chẳng còn ai giúp mẹ việc nhà. Mẹ nói người ta làm được thì mẹ cũng làm được.

Mấy hôm nay mẹ bị ốm, những cơn đau bụng làm cho mẹ không ăn được nhưng ngày mai em và Sua phải đến trường thi học kỳ, không có ai ở nhà giúp mẹ. Em sợ nửa đêm mẹ đau quá, không biết phải làm thế nào.

cam dong con duong den truong gian nan cua tre em vung cao
"Mẹ vẫn quyết tâm cho Sua và em đi học, dù sẽ chẳng còn ai giúp mẹ việc nhà. Mẹ nói người ta làm được thì mẹ cũng làm được" (Ảnh chụp từ màn hình)

Đường đi học xa lắm, chúng em phải mang theo cơm thì mới đủ sức đến trường. Bọn con trai trong bản cũng đến trường, thường đi đường tắt. Đường tắt nhanh hơn, nhưng dốc và trơn trượt hơn.

Đường đến trường có rất ít nhà dân, nên mẹ rất sợ người xấu làm hại em. Ban đầu chúng em cũng sợ lắm, nhưng đi quen rồi thì lại thấy vui. Đường đến trường phải đi qua một con suối rất to. Mùa mưa nước suối dâng cao nên đứa nào cũng sơ. Nhưng mùa khô thì có thể nghỉ ở suối.

Mỗi người mang theo một lọ măng, măng còn mặn hơn muối. Bọn con trai cũng ăn như thế. Ăn cơm không nhưng các bạn ăn rất vui và ngon. Chúng em rất thích con suối này, vì đây là chỗ để nghỉ ngơi và nô đùa thoải mái trước khi đi tiếp chặng đường dài sắp tới và chẳng ai muốn nghỉ học.

Đoạn đường cuối cùng khi về trường luôn là đoạn mệt nhất. Không ai còn đủ sức chạy nhưng đứa nào cũng cố đi nhanh hơn, vì cuối cùng trường cũng đã ở rất gần", lời tâm sự của Hằng – cô học sinh vùng cao đã làm nhiều người xem phải rơi nước mắt.

cam dong con duong den truong gian nan cua tre em vung cao
Những đứa trẻ vùng cao ăn vội vàng nắm cơm với măng "mặn hơn muối" (Ảnh chụp từ màn hình)

Được biết, phóng sự "Đường đến trường - Những em bé Tà Xùa" được thực hiện bởi đài truyền hình VTV7. Những góc quay, những khoảnh khắc trong phóng sự khắc họa một bức tranh đẹp về thiên nhiên miền núi phía Bắc. Thế nhưng, vẻ đẹp của các em học sinh dân tộc vùng cao với tinh thần lạc quan mới chính là dấu ấn khiến khán giả truyền hình thán phục.

Người xem nghẹn ngào với hình ảnh gia đình Hằng ngồi quây quần bên nhau trong không gian tối tăm, cạnh bếp lửa đã sắp tàn, cùng ăn với nhau bữa cơm đạm bạc. Nghĩ đến cảnh mẹ đau ốm, Hằng bật khóc. Sua phải làm người lớn, dỗ chị "thôi đừng khóc, mẹ không sao đâu. Lớn rồi còn khóc". Mẹ cũng lặng lẽ an ủi: "Lo học thi đi. Ở nhà đã có ông bà rồi, đừng lo".

Rồi người xem lặng lẽ suy ngẫm với hình ảnh cánh cổng. Là nơi kết thúc bản, mọi người làm ra để tranh trâu bò ăn lúa nương của dân làng nhưng đó cũng là nơi khởi đầu cho hành trình đến trường, hành trình miệt mài xuyên rừng, lội suối, băng qua dốc đá cheo leo bằng đôi chân trần của các em.

Người xem xúc động với hình ảnh các học sinh uống nước bằng thân tre, lá rừng, đựng nước trong túi nilon để uống dọc đường đi. Những nắm cơm mang theo ăn cùng với măng còn mặn hơn muối. Bình tĩnh vượt qua rắn độc mà chẳng chút e ngại.

Và cả khoảnh khắc các em đứng bên đồi nhìn sang phía bên kia trường học với nụ cười rạng rỡ, đầy hi vọng, những bước chân chạy thật nhanh để mong sớm đến trường. Tất cả những hình ảnh ấy, thực sự mang lại một cảm giác khó tả.

cam dong con duong den truong gian nan cua tre em vung cao
Bản làng Sáng, nơi sinh sống của các nhân vật trong phim là bản làng xa xôi nhất ở xã Tà Xùa, nhưng có rất ít học sinh bỏ học (Ảnh chụp từ màn hình)

"Bản làng Sáng, nơi sinh sống của các nhân vật trong phim là bản làng xa xôi nhất ở xã Tà Xùa, nhưng có rất ít học sinh bỏ học. Có lẽ đích đến đầy cuốn hút ở cuối con đường là trường học, khiến những chặng đường xa xôi kia chẳng còn đáng gì...

Kết thúc phóng sự, có câu hát mộc mạc vẫn văng vẳng bên tai: “Các bạn ơi, mau nhanh chân xuống núi, xuống núi... Đi học chữ, đường về trường còn xa lắm đấy...”

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.