Cam kết về các biện pháp SPS đối với đồ uống trong CPTPP

Các nước CPTPP và Việt Nam tiếp tục giữ quyền chủ động trong việc ban hành và áp dụng các biện pháp SPS. Các biện pháp SPS là tất cả qui định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh mà nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu.
CPTPP: Cam kết về các biện pháp SPS đối với đồ uống - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik).

Đồ uống là nhóm sản phẩm có nguồn gốc thực vật và được tiêu thụ trực tiếp, đây là đối tượng của nhiều biện pháp an toàn thực phẩm và kiểm dịch động thực vật (SPS).

Các biện pháp SPS là tất cả qui định, điều kiện, yêu cầu bắt buộc về an toàn thực phẩm, ngăn chặn dịch bệnh mà nước nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu. 

Là nhóm sản phẩm có nguồn gốc thực vật và được tiêu thụ trực tiếp, đồ uống là đối tượng của nhiều biện pháp SPS.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) có một Chương về SPS. Tuy nhiên, Chương này không có cam kết nào cụ thể liên quan trực tiếp tới các biện pháp SPS đối với đồ uống. 

Trong tổng thể, các nước CPTPP và Việt Nam sẽ tiếp tục giữ quyền chủ động trong việc ban hành và áp dụng các biện pháp SPS. CPTPP sẽ không làm gia tăng hay giảm bớt các yêu cầu về SPS của nước nhập khẩu đối với nông sản nhập khẩu.

Bên cạnh đó, CPTPP tạo ra nhiều cơ hội hơn trong việc công nhận tương đương giữa các nước CPTPP và Việt Nam đối với các biện pháp SPS.

CPTPP nhấn mạnh tính minh bạch trong quá trình ban hành, thực hiện các biện pháp SPS.

chọn
Mỹ áp thuế Việt Nam: 'Có thể xuất hiện tâm lý phòng thủ từ phía nhà đầu tư khiến lượng mua bất động sản tạm suy giảm'
Theo chuyên gia, trước thông tin Mỹ áp thuế 46% lên hàng hóa Việt Nam, người mua bất động sản có thể sẽ mang tâm lý phòng thủ, giữ tiền, khiến lượng mua trên thị trường giảm.