Cam kết về hàng rào kĩ thuật sản phẩm dệt may trong EVFTA

Theo hiệp định EVFTA, đối với Việt Nam, cam kết chấp nhận xuất xứ hàng hóa ghi chung “Made in EU” hoặc ghi rõ xuất xứ từng nước trong EU đối với hàng hóa công nghiệp (trong đó có dệt may).

Hiệp định EVFTA chủ yếu gồm các cam kết chung hợp tác, minh bạch hóa trong lĩnh vực hàng rào thuật (TBT); không có cam kết nào cụ thể liên quan tới các biện pháp TBT có thể ảnh hưởng tới dệt may ngoại trừ:

Các cam kết về ghi nhãn hàng hóa; Hợp tác trong việc công nhận các qui trình đánh giá sự phù hợp của mỗi Bên; Hậu kiểm; 

Đối với Việt Nam: cam kết chấp nhận xuất xứ hàng hóa ghi chung “Made in EU” hoặc ghi rõ xuất xứ từng nước trong EU đối với hàng hóa công nghiệp (trong đó có dệt may).

Theo đó, về cơ bản, khi EVFTA có hiệu lực, EU và Việt Nam vẫn sẽ tiếp tục chủ động trong áp dụng các biện pháp TBT đối với hàng nhập khẩu như hiện nay. Vì vậy, doanh nghiệp xuất khẩu vẫn sẽ phải tuân thủ đầy đủ các yêu cầu của bên nhập khẩu như trước đây.

Các nhóm yêu cầu thuật chủ yếu đối với hàng dệt may của EU hiện nay gồm:

Nhóm yêu cầu về hóa chất trong thành phần sản phẩm (các loại vải, sợi, quần áo và các phụ kiện dệt may đều có chứa nhiều loại hóa chất khác nhau như thuốc nhuộm, thuốc tẩy…); 

Nhóm yêu cầu về qui trình sản xuất (xử lí nguyên liệu và các chất thải độc hại sinh ra từ quá trình trồng nguyên liệu, sản xuất vải, chế biến vải hoàn thiện, các quá trình dệt, nhuộm, in ấn…); 

Nhóm yêu cầu về qui cách đóng gói, bảo quản, ghi nhãn sản phẩm.

EVFTA: Cam kết về hàng rào kỹ thuật sản phẩm dệt may - Ảnh 1.

Đồ họa: TV

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.