Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với sản phẩm dệt may trong CPTPP

Cam kết chung của CPTPP là tự chứng nhận xuất xứ.

Về qui tắc xuất xứ

Qui tắc xuất xứ chủ đạo đối với hàng dệt may trong CPTPP là “yarn- forward” (từ sợi trở đi), hay còn gọi là qui tắc “ba công đoạn”.

Qui tắc này được hiểu một cách chung nhất là tất cả các công đoạn sản xuất hàng dệt may từ sợi trở đi, bao gồm kéo sợi, dệt và nhuộm vải; cắt và may quần áo, phải được thực hiện trong nội khối CPTPP.

Đây là qui tắc xuất xứ chặt chẽ nhất về dệt may mà Việt Nam từng cam kết trong một FTA (các FTA trước đây của Việt Nam, qui tắc xuất xứ đối với hàng dệt may chủ yếu là qui tắc đơn giản “cắt và may” trừ FTA ASEAN - Nhật Bản và Việt Nam - Nhật Bản là áp dụng qui tắc “từ vải trở đi”).

CPTPP: Cam kết về qui tắc xuất xứ đối với sản phẩm dệt may - Ảnh 1.

Ảnh minh họa. (Nguồn: freepik)

Hiệp định CPTPP chỉ chấp nhận ba mặt hàng được áp dụng qui tắc xuất xứ “cắt và may”, gồm vali, túi xách; áo ngực phụ nữ; quần áo trẻ em bằng sợi tổng hợp.

Bên cạnh đó, Chương Dệt may của CPTPP qui định một số ngoại lệ và linh hoạt đối với qui tắc xuất xứ "từ sợi trở đi" thuộc hai nhóm sau:

1. Tỉ lệ tối thiểu

Theo qui định của CPTPP thì các trường hợp sau đây vẫn được coi là có xuất xứ CPTPP:

- Các sản phẩm dệt may ngoài các Chương từ 61 đến 63 không đáp ứng được các qui tắc xuất xứ, về chuyển đổi mã HS qui định trong Phụ lục A-Chương 4 của Hiệp định, nhưng trọng lượng các nguyên liệu không đáp ứng được qui tắc chuyển đổi mã HS đó không vượt quá 10 tổng trọng lượng của sản phẩm.

- Các sản phẩm dệt may từ các Chương 61 đến 63 không đáp ứng được các qui tắc xuất xứ về chuyển đổi mã HS qui định trong Phụ lục A - Chương 4 của Hiệp định, nhưng trọng lượng của các nguyên liệu sợi không đáp ứng qui tắc chuyển đổi mã số HS, được dùng trong sản xuất ra thành phần quyết định mã HS của sản phẩm dệt may, có trọng lượng không vượt quá 10 tổng trọng lượng của thành phần đó.

Trong cả hai trường hợp trên, nếu các sản phẩm dệt may chứa nguyên liệu là sợi đàn hồi (elastomeric yarn), mà nguyên liệu này quyết định phân loại của sản phẩm, thì sản phẩm đó sẽ chỉ được coi là có xuất xứ nếu sợi đàn hồi được sản xuất toàn bộ trong khu vực CPTPP.

2. Danh mục nguồn cung thiếu hụt

Danh mục này được qui định trong Phụ lục 1 của Phụ lục 4 - A của Chương 4 Hiệp định CPTPP. Đây là danh mục gồm 187 loại sợi và vải được phép nhập khẩu từ các nước bên ngoài CPTPP để sản xuất hàng dệt may mà vẫn được hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP.

Danh mục này gồm hai loại:

- Danh mục nguồn cung thiếu hụt tạm thời: Danh mục này bao gồm 8 loại nguyên liệu được phép nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP, mà vẫn được coi là đáp ứng qui tắc xuất xứ để hưởng ưu đãi thuế quan, nhưng chỉ được trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.

- Danh mục nguồn cung thiếu hụt vĩnh viễn: Bao gồm 179 loại nguyên liệu được phép nhập khẩu từ các nước ngoài CPTPP, mà vẫn được coi là đáp ứng qui tắc xuất xứ CPTPP để hưởng ưu đãi thuế quan trong CPTPP, không hạn chế về thời gian.

Tuy nhiên, các nguyên liệu trong danh mục nguồn cung thiếu hụt có mô tả khá phức tạp, không chỉ đơn thuần bao gồm mã HS của nguyên liệu, mà cả các chi tiết kĩ thuật đi kèm và các nguyên liệu này chỉ được sử dụng cho các sản phẩm đầu ra cụ thể theo qui định trong danh mục.

Do đó, doanh nghiệp cần phải sử dụng đúng loại nguyên liệu như mô tả trong danh mục thì sản phẩm thành phẩm mới được hưởng ưu đãi thuế quan theo CPTPP.

"Từ sợi trở đi" là thuật ngữ ngắn gọn, dễ hiểu nhất để nói về qui tắc xuất xứ áp dụng cho hàng dệt may trong CPTPP.

Tuy nhiên, trên thực tế, trong cam kết CPTPP không có qui tắc nào có tên là "từ sợi trở đi" cả, mà là các qui tắc xuất xứ mang ý nghĩa "từ sợi trở đi" cụ thể hóa đối với từng nhóm sản phẩm dệt may (nhóm theo mã HS 4 số).

Do đó, với mỗi nhóm sản phẩm dệt may, doanh nghiệp cần tra cứu cụ thể qui tắc xuất xứ riêng cho nhóm sản phẩm quan tâm, chứ không áp dụng vắn tắt "từ sợi trở đi" được.

Qui tắc xuất xứ với các nhóm sản phẩm dệt may được qui định trong Phụ lục 4A- Textiles and Apparel Product – Specific Rules of Origin của Chương 4 CPTPP (Dệt may).

Về thủ tục chứng nhận xuất xứ

Thủ tục chứng nhận xuất xứ trong CPTPP được nêu tại Chương 3, gồm các cam kết áp dụng chung cho tất cả các sản phẩm (không có thủ tục riêng biệt nào với dệt may).

Cam kết chung của CPTPP về thủ tục chứng nhận xuất xứ là tự chứng nhận xuất xứ (nhà sản xuất, nhà xuất khẩu, nhà nhập khẩu tự phát hành giấy chứng nhận xuất xứ cho hàng hóa nhập khẩu liên quan). Tuy nhiên CPTPP chấp nhận một số ngoại lệ và bảo lưu đối với thủ tục tự chứng nhận xuất xứ này.

Cụ thể, đối với hàng hóa CPTPP nhập khẩu vào Việt Nam, thủ tục chứng nhận xuất xứ sẽ như sau:

Trong 5 năm đầu kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam:

Các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn chứng nhận xuất xứ theo một trong hai cơ chế:

- Cơ chế chứng nhận xuất xứ truyền thống (cơ quan có thẩm quyền nước xuất khẩu cấp giấy chứng nhận xuất xứ).

- Cơ chế nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

Sau khi hết thời hạn 5 năm, Việt Nam vẫn có thể duy trì mô hình song song 2 cơ chế chứng nhận xuất xứ này thêm tối đa 5 năm nữa (trước khi hết hạn 5 năm đầu ít nhất 60 ngày, Việt Nam thông báo với các đối tác CPTPP về việc gia hạn).

Từ năm thứ 5 kể từ khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam trở đi:

Trừ khi có gia hạn như ở trên, kể từ thời điểm 5 năm sau khi CPTPP có hiệu lực với Việt Nam, Việt Nam sẽ chỉ áp dụng thủ tục tự chứng nhận xuất xứ. Cụ thể, các chủ thể kinh doanh có thể lựa chọn tự chứng nhận xuất xứ theo một trong 3 cơ chế sau:

- Nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

- Nhà xuất khẩu tự chứng nhận xuất xứ.

- Nhà sản xuất tự chứng nhận xuất xứ.

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.