Cam kết về sở hữu trí tuệ đối với ngành rau quả trong CPTPP

Đối với ngành rau quả, các cam kết CPTPP về sở hữu trí tuệ có liên quan trực tiếp là bảo hộ chỉ dẫn địa lí và độc quyền dữ liệu đối với nông hóa phẩm.

Chỉ dẫn địa lí

Chỉ dẫn địa lí, hiểu đơn giản là các chỉ dẫn về sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực hay vùng lãnh thổ nhất định, và là một đối tượng được bảo hộ sở hữu trí tuệ (SHTT).

Đối với ngành rau quả Việt Nam, cam kết về chỉ dẫn địa lí là rất có ý nghĩa đối với các sản phẩm rau quả địa phương mà Việt Nam có thế mạnh (như vải thiều Lục Ngạn, bưởi Đoan Hùng, xoài cát Hòa Lộc, thanh long Bình Thuận...).

Bưởi Đoan Hùng. (Nguồn:  Vietnamtravellog)

Bưởi Đoan Hùng. (Nguồn: Vietnamtravellog)

Cam kết về chỉ dẫn địa lí trong CPTPP có hao nội dung đáng chú ý sau

Về cơ chế bảo hộ: Các nước CPTPP có thể lựa chọn bảo hộ chỉ dẫn địa lí theo cơ chế riêng hoặc bảo hộ theo cơ chế chung với nhãn hiệu thương mại.

Trên thực tế Việt Nam đã và đang bảo hộ chỉ dẫn địa lí theo cơ chế riêng, không trùng với cơ chế bảo hộ nhãn hiệu thương mại.

Về quyền ưu tiên: Trường hợp có nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một chỉ dẫn địa lí mà nhãn hiệu lại được bảo hộ trước (đã đăng kí trước hoặc đã trở nên nổi tiếng trước), mặc dù chỉ dẫn địa lí vẫn được bảo hộ nhưng quyền của chủ nhãn hiệu sẽ được ưu tiên hơn.

Lưu ý về bảo vệ chỉ dẫn địa lí của rau quả Việt Nam ở các nước CPTPP

Số lượng các chỉ dẫn địa lí Việt Nam đã đăng kí bảo hộ còn quá ít so với các nhãn hiệu thương mại đã đăng kí. Vì vậy, khả năng xảy ra tình trạng một chỉ dẫn địa lí dù đáp ứng đầy đủ các điều kiện để được bảo hộ, nhưng lại trùng lặp hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã đăng kí trước có thể là rất lớn.

Trong trường hợp này, mặc dù các cộng đồng sở hữu chỉ dẫn địa lí vẫn có các quyền được bảo hộ nhất định nhưng bị hạn chế và theo các điều kiện qui định.

Vì vậy, các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu rau quả của Việt Nam sẽ cần phải đặc biệt lưu ý tới cam kết về chỉ dẫn địa lí trong CPTPP để có thể bảo vệ tốt nhất lợi ích liên quan của mình, tránh trường hợp bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng kí bảo hộ nhãn hiệu trước và mất quyền sử dụng chỉ dẫn địa lí cho các sản phẩm đặc sản của mình.

Độc quyền dữ liệu đối với nông hóa phẩm

Nông hóa phẩm là các sản phẩm có chứa hóa chất phục vụ nông nghiệp, như thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, phân bón, các loại hóa chất vệ sinh chuồng trại... Trồng trọt nói chung và trồng rau quả nói riêng là khu vực sử dụng khá nhiều nông hóa phẩm.

Cam kết SHTT đặc thù nhất trong CPTPP đối với nông hóa phẩm là cam kết về thời hạn bảo hộ đối với kết quả thử nghiệm và các dữ liệu khác về tính an toàn, hiệu quả của nông hóa phẩm chưa công khai – còn gọi là “Độc quyền dữ liệu” khi đăng kí lưu hành nông hóa phẩm.

Cam kết này bao gồm các nội dung cơ bản sau:

Nếu người nộp đơn xin phép lưu hành một nông hóa phẩm mới phải cung cấp các kết quả thử nghiệm hoặc dữ liệu khác, chưa công bố về mức độ an toàn và hiệu quả của sản phẩm thì trong vòng 10 năm sau đó, cơ quan cấp phép sẽ không được dựa trên các thông tin này để cho phép người khác lưu hành nông hóa phẩm cùng loại hay tương tự trừ khi được người đã cung cấp thông tin đồng ý.

Cam kết tương tự với trường hợp cấp phé.p lưu hành nông hóa phẩm dựa trên bằng chứng về việc đã được cấp phép lưu hành trên thị trường nước ngoài.

Ngoài ra, trong các Thư song phương với các đối tác, liên quan tới cam kết này, các nước thành viên CPTPP sẽ không kiện Việt Nam theo cơ chế giải quyết tranh chấp cấp Chính phủ của CPTPP (cơ chế nêu tại Chương 28 CPTPP) trong vòng 5 năm sau năm thứ 5 kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực.

Nói cách khác Việt Nam có 10 năm để chuẩn bị cho việc thực thi nghĩa vụ này.

Cam kết về độc quyền dữ liệu đối với nông hóa phẩm có thể dẫn đến một số tác động đáng chú ý:

Tạo ra lợi thế lớn cho các chủ thể lần đầu đưa ra dữ liệu thử nghiệm khi đăng kí lưu hành nông hóa phẩm (bởi trong vòng 10 năm sau đó, không ai được tự động sử dụng dữ liệu thử nghiệm đó nữa dù có thể dữ liệu thử nghiệm đó công khai, đáng tin cậy, và việc thử nghiệm lại cũng chỉ cho kết quả tương tự).

Hạn chế khả năng đăng kí lưu hành với sản phẩm tương tự, qua đó khiến giá của nông hóa phẩm đã lưu hành ít có khả năng giảm (do ít cạnh tranh).

chọn
Incomex thoát lỗ 2024 nhờ khoản lãi đột biến, đang bắt tay với công ty con BIM Group làm dự án ở Vĩnh Phúc và Long Biên
Quý IV/2024, Incomex bất ngờ ghi nhận khoản lợi nhuận khác 5,7 tỷ đồng, nhờ đó thoát lỗ trong năm 2024. Doanh nghiệp hiện đang bắt tay với Catalan Land để hồi sinh dự án Xuân La, đồng thời hợp tác với công ty con của BIM Group đầu tư hai dự án bất động sản ở TP Phúc Yên và quận Long Biên.