Cần kiểm soát chặt tôm hùm giống nhập ngoại

Tình trạng nhập giống tôm hùm ngoại ồ ạt, khó kiểm soát là một trong những nguyên nhân dẫn đến dịch bệnh tràn lan, khiến người nuôi tôm lao đao.
can kiem soat chat tom hum giong nhap ngoai
Phần lớn tôm hùm nuôi ở Phú Yên có nguồn gốc nhập ngoại nên rất khó kiểm soát dịch bệnh (Ảnh: Đức Huy)

Tôm hùm giống chưa thể sản xuất được mà chủ yếu khai thác tự nhiên với số lượng khoảng 495.000 con/năm, chỉ đáp ứng được 10% nhu cầu giống thả nuôi của người dân Phú Yên. Số còn lại khoảng 90% lượng giống tôm hùm phải nhập từ Philippines, Indonesia, Malaysia với giá rẻ chỉ bằng 1/3 tôm hùm giống khai thác tự nhiên trong nước. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý chưa thật sự kiểm soát được chất lượng tôm giống và dịch bệnh. Hiện giá tôm hùm giống khai thác tự nhiên trong nước dao động từ 250.000 - 300.000 đồng/con, trong khi giá tôm hùm giống nhập khẩu chỉ từ 100.000 - 120.000 đồng/con nên người dân đổ xô nhập giống tôm hùm về nuôi.

Người bán, người mua đều không rõ chất lượng

TX.Sông Cầu (Phú Yên) được mệnh danh là “vương quốc tôm hùm” vì hiện có hơn 32.000 lồng, đạt sản lượng trung bình hằng năm khoảng 650 tấn, nhiều nhất và chiếm gần 1/3 sản lượng tôm hùm cả nước. Chính vì lợi nhuận cao nên người dân thả nuôi ồ ạt, bất chấp xuất xứ nguồn gốc con giống, dẫn đến tôm thường xuyên nhiễm bệnh, chết hàng loạt… không thể kiểm soát.

Ông Nguyễn Văn Oanh (xã Xuân Thịnh, TX.Sông Cầu) cho biết lâu nay chỉ mua tôm hùm giống từ thương lái nên không hay biết những con tôm giống này có được qua kiểm dịch hay không. “Họ bán thì mình mua về nuôi, chứ làm sao biết có kiểm dịch hay không. Vào vụ nuôi, mình phải mua tôm giống về thả, miễn giá rẻ thì mua, còn dịch bệnh hay không thì tính sau”, ông Oanh nói.

Người nuôi thì nghĩ vậy. Còn người bán thì sao? Bà Nguyễn Thị Hồng, người bán tôm hùm giống tại xã Xuân Thịnh (TX.Sông Cầu), nói: “Người nuôi lâu nay mua tôm hùm giống nhập ngoại về nuôi thấy đạt, có lời thì họ mua. Hơn nữa, giống ngoại nhập tôm lớn, còn giống khai thác trong nước nhỏ, tỷ lệ hao hụt cao, giá đắt hơn nên người nuôi ưa chuộng giống tôm nhập hơn”.

Theo bà Hồng, tôm hùm giống ngoại nhập chủ yếu xuất xứ từ các nước như Philippines, Malaysia, Indonesia… bằng đường hàng không. “Tôm hùm giống nhập khẩu có kiểm dịch gì đâu, nó nhỏ chỉ bằng cọng tóc mà sao kiểm dịch được. Chừng nào có dịch bệnh thì họ mới kiểm tra”, bà Hồng nói.

can kiem soat chat tom hum giong nhap ngoai
Vùng nuôi tôm hùm ở TX.Sông Cầu

Địa phương kêu khó quản lý

Chính vì người nuôi và người bán con giống cũng không hiểu rõ được vì sao phải kiểm dịch con giống nên họ vô tư mua tôm giống nhập trôi nổi về nuôi, miễn sao giá thấp, nuôi lớn và thu hoạch có lãi. Thực trạng này khiến vùng nuôi tôm hùm vịnh Xuân Đài (TX.Sông Cầu) đối mặt dịch bệnh thường xuyên. Nhiều hộ nuôi như đánh cược toàn bộ gia sản của mình với tôm hùm ngoại nhập này.

Ông Lương Công Tuấn, Phó chủ tịch UBND TX.Sông Cầu, nhìn nhận hiện tôm hùm giống thả nuôi trên vịnh Xuân Đài đa số là nhập ngoại. Việc quản lý tôm hùm giống nhập ngoại vượt ngoài tầm kiểm soát của địa phương nên đã kiến nghị Bộ NN-PTNT vào cuộc. “Thực tế hiện nay, với số lượng nhập tôm như vậy thì địa phương không thể quản lý được. Cho nên rất khó cho cơ quan chức năng trước áp lực nhập giống từ nước ngoài về; đồng thời việc kiểm soát lồng bè cũng là vấn đề rất khó khăn”, ông Tuấn lo lắng.

Thực tế, nghề nuôi tôm hùm ở tỉnh Phú Yên đã hình thành từ gần 30 năm nay và hiện đang dẫn đầu cả nước về sản lượng, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Và cũng từng ấy thời gian, người nuôi tôm hùm thường xuyên phải đối mặt với rủi ro, nơm nớp lo sợ từ khi thả con giống đến kỳ thu hoạch. Nếu gặp may thì có người thu lãi hàng trăm triệu đồng, thậm chí cả tỉ đồng, còn không thì coi như phủi tay, ôm nợ. Trong đó, việc chủ động chọn được con giống khỏe mạnh, có sự kiểm soát, kiểm dịch của các ngành chức năng là điều họ mong muốn nhất hiện nay. Đây là bài toán mà người dân nuôi tôm đặt hàng cho các cơ quan chức năng quản lý, nhà khoa học trong nước.

can kiem soat chat tom hum giong nhap ngoai Bơm chích tạp chất vào tôm, 2 đối tượng bị phạt gần 200 trăm triệu đồng

Trong đợt kiểm tra tình trạng đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu, Phòng Cảnh sát kinh tế đã bắt quả tang cơ sở thu ...

can kiem soat chat tom hum giong nhap ngoai Thương lái Trung Quốc ra sức mua cá tra Việt, đem tăng trọng… rồi xuất khẩu

Ông Trương Đình Hòe, Tổng thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) đã phản ánh tình trạng trên ...

can kiem soat chat tom hum giong nhap ngoai Long An phạt người tự ý đào ruộng lúa làm ao nuôi cá tra

Tỉnh Long An cho rằng, việc người dân tự ý đào ruộng lúa để nuôi cá tra giống sẽ tiềm ẩn nguy cơ bệnh dịch, đầu ra không ổn ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.