Cần trang bị những kiến thức khi đưa trẻ đi tiêm vắc-xin

Trẻ em thường có hệ miễn dịch non yếu, nên rất dễ mắc các bệnh lây truyền, ảnh hưởng nhiều đến sự phát triển của trẻ. Một trong những biện pháp hữu hiệu giúp trẻ phòng bệnh chính là tiêm chủng.

Bác sĩ Ngô Khánh Hoàng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội sẽ giúp các bậc cha mẹ nắm rõ kiến thức việc trẻ cần được tiêm những loại vắc-xin nào, lịch tiêm chủng ra sao hay những điều cần lưu ý khi tiêm vắc-xin Sởi - Rubella.

can trang bi nhung kien thuc khi dua tre di tiem vac xin
Bác sĩ Ngô Khánh Hoàng, Trung tâm y tế dự phòng Hà Nội.

- Thưa bác sĩ, trẻ nhỏ từ khi sinh ra thì phải bắt buộc tiêm bao nhiêu loại vắc-xin?

Theo quy định, đối với trẻ em dưới 1 tuổi, hiện nay, trong chương trình tiêm chủng mở rộng quốc gia có 8 loại vắc-xin bắt buộc phải tiêm. Ngay sau 24h đầu sau sinh, bé phải được tiêm vắc-xin phòng ngừa viêm gan B tại các bệnh viện hoặc các cơ sở mà cháu bé được sinh ra. Sau đó, trong vòng 1 tháng thì bé phải được tiêm vắc xin phòng lao.

Khi bé tròn 2 tháng tuổi thì phải tiêm vắc xin phối hợp 5 trong 1 (Quinvaxem), bao gồm: vắc xin phòng bệnh bạch hầu, ho gà, uốn ván, viêm gan B, viêm màng não mủ. Phải tiêm 3 lần khi tròn 2 tháng, 3 tháng, 4 tháng và đảm bảo khoảng cách tối thiểu giữa các mũi tiêm là 30 ngày. Ngoài ra, bé cũng phải uống vắc xin phòng bại liệt.

Khi tròn 9 tháng tuổi, trẻ phải tiêm vắc-xin phòng sởi. Khi trẻ đến 19 tháng tuổi, tiêm nhắc lại vắc xin sởi, bạch hầu, ho gà, uốn ván. Trên 9 tuổi tiêm chủng ngừa HPV ngăn ngừa ung thư cổ tử cung và bệnh sùi gà ở bộ phận sinh dục.

can trang bi nhung kien thuc khi dua tre di tiem vac xin
Lịch tiêm chủng đầy đủ cho trẻ từ sau khi sinh đến 9 tuổi. (Ảnh: Svetelektro)

Khi người mẹ sinh bé thì thường đến các trạm y tế để đăng ký và được các bác sĩ, nhân viên y tế sẽ tư vấn các loại vắc xin cần phải tiêm. Ngoài ra, bé sẽ được cung cấp một quyển sổ tiêm chủng, trong đó sẽ ghi đầy đủ các thông tin, vấn đề liên quan đến các bệnh trong chương trình tiêm chủng mở rộng mà bé phải tiêm. Ở Hà Nội, hàng tháng, trước buổi tiêm chủng thường có các cộng tác viên và tổ trưởng tổ dân phố phối hợp với các bộ y tế đưa giấy mời đến tất cả gia đình.

- Theo bác sĩ, tiêm chủng vắc-xin ở các trung tâm dịch vụ và tiêm chủng tại phường, xã, hình thức nào tốt và an toàn hơn?

Vắc-xin trong chương trình tiêm chủng mở rộng hiện nay tất cả các tỉnh thành trên toàn quốc đều sử dụng, vắc xin này qua theo dõi thì rất an toàn. Có một vài trường hợp có những phản ứng không như mong muốn. Nếu các mẹ đưa con đi tiêm chủng vắc xin miễn phí thì cứ đến những cơ sở y tế để đăng ký. Tại các điểm y tế, luôn có công tác khám phân loại, khai thác đầy đủ các tiền sử tiêm chủng của bé. Bên cạnh đó, luôn có đội ngũ tham gia phòng chống sốc.

can trang bi nhung kien thuc khi dua tre di tiem vac xin
(Ảnh: Tiêm chủng mở rộng)

- Việc tiêm vắc xin sởi - rubella được các bậc cha mẹ đặc biệt quan tâm. Bác sĩ có thể cho biết những lưu ý để việc tiêm vắc xin sởi - rubella đạt hiệu quả nhất?

Vắc xin sởi – rubella cần được tiêm chủng theo đúng lịch tiêm chủng. Trong đó, trẻ từ 12 tháng tuổi trở lên cần được tiêm chủng vắc xin sởi – rubella để phòng bệnh hiệu quả. Cũng như các vắc xin khác, vắc xin sởi – rubella là vắc xin an toàn. Trẻ sẽ được khám sàng lọc trước khi được tiêm chủng để có chỉ định thích hợp.

- Trong quá trình khám phân loại, nếu trẻ bị sốt đúng vào hôm có lịch tiêm chủng thì trẻ có được tiêm hay không thưa bác sĩ?

Trước khi tiêm chủng trẻ sẽ được cán bộ y tế khám sàng lọc để đưa ra chỉ định tiêm chủng, hoãn tiêm hay chống chỉ định. Những trường hợp hoãn tiêm vắc xin Sởi và Rubella: Trẻ đang bị sốt 37,5 độ C trở lên; đang mắc các bệnh truyền nhiễm cấp tính; đang sử dụng một số loại thuốc khác. Trẻ không được tiêm đúng đợt sẽ được tiêm bù tại cơ sở y tế nơi gia đình sinh sống. Những trường hợp thuộc diện chống chỉ định là: trẻ mắc bệnh AIDS, trẻ có phản ứng với bất cứ thành phần nào của vắc xin, trẻ có phản ứng mạnh với liều tiêm chủng trước đó...

can trang bi nhung kien thuc khi dua tre di tiem vac xin
Với những trẻ bị hoãn tiêm, các bậc phụ huynh nên nhớ để tiêm bổ sung cho con (Ảnh: Hellobacsi)

Đối với vắc-xin phòng sởi và Rubella thì các bậc cha mẹ hoàn toàn yên tâm, sẽ có những phản ứng thông thường như: nóng, đỏ đau tại chỗ tiêm mà không cần phải xử trí. Sau khi tiêm phòng xong, ngay tại trạm y tế hay tại trường học, trẻ tiêm phòng đều phải được theo dõi sau 30 phút. Khi về nhà, gia đình thì các bậc phụ huynh tiếp tục theo dõi trong vòng 24h. Nếu bé có các biểu hiện bất thường như sốt cao thì nhà trường nên phối hợp với cán bộ y tế, thông báo cho cơ sở y tế gần nhất để được tư vấn và xử trí kịp thời.

- Bác sĩ có thể cho biết thêm về sự cần thiết của việc tiêm vắc-xin đúng lịch cho trẻ?

Cần đưa trẻ đi tiêm ngừa đầy đủ, đúng lịch các loại vắc-xin phù hợp theo lứa tuổi sẽ tạo cho cơ thể trẻ một sức đề kháng tốt hơn, ngăn ngừa những tác nhân gây bệnh. Tuy nhiên, để việc phòng bệnh đạt được hiệu quả tối ưu, phụ huynh cần đưa trẻ đi tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc các mũi vắc-xin có chỉ định tiêm nhắc, theo khuyến cáo của chương trình tiêm chủng mở rộng dành cho trẻ em.

can trang bi nhung kien thuc khi dua tre di tiem vac xin
Tiêm đầy đủ và đúng lịch mang lại hiệu quả cao nhất trong việc tiêm chủng. (Ảnh: Viện y học ứng dụng Việt Nam)

Tổ chức Y tế Thế giới đã đưa ra khuyến cáo việc tiêm bổ sung hoặc tiêm nhắc lại vắc-xin để tăng hiệu quả phòng ngừa một số bệnh. Đặc biệt, việc áp dụng chương trình tiêm nhắc lại các vắc-xin cho trẻ em và cho cả những người đã trưởng thành là quyết định đúng đắn, giúp khống chế, đẩy lùi và thanh toán các bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên, mức độ áp dụng vào chương trình tiêm chủng quốc gia thì tùy theo nguồn lực đặc thù của mỗi vùng, miền.

Xin cảm ơn bác sĩ về những thông tin vừa chia sẻ!

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.