Cản trở việc học của trẻ em bị xử lý thế nào?

Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Mới đây trên Việt Nam Mới có đăng một số bài viết liên quan đến việc người mẹ giữ con gái 11 tuổi ở trong nhà nhiều năm không cho đi học, không tiếp xúc với mọi người tại khu đô thị Linh Đàm, phường Hoàng Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội).

can tro viec hoc cua tre em bi xu ly the nao Vụ bé gái 11 tuổi không được đi học: Bố đến thăm chỉ được nhìn con qua khe cửa?
can tro viec hoc cua tre em bi xu ly the nao Vụ bé gái 11 tuổi không được đi học: Bác ruột cháu bé lên tiếng
can tro viec hoc cua tre em bi xu ly the nao Vụ bé gái 11 tuổi không được đi học: Người mẹ sợ con bị hại
can tro viec hoc cua tre em bi xu ly the nao
Người mẹ đi đâu cũng dẫn con gái đi theo, cháu H. được mẹ dạy biết đọc và tính toán - Ảnh: Công Phương

Theo đó, dưới góc nhìn pháp lý trong trường hợp này, hành vi không cho con đi học của người có thể bị xử lý thế nào? Bài viết để độc giả hiểu về những quy định của pháp luật về hành vi ngăn cản trẻ em đi học. Trường hợp trong nội dung có điều gì gây nhầm lẫn, chưa rõ ràng hoặc thông tin nêu trong nội dung độc giả chưa hiểu hết vấn đề hoặc/ và có sự vướng ngại, thắc mắc, rất mong nhận được ý kiến phản hồi của độc giả.

Luật giáo dục năm 2005 quy định về Quyền và nghĩa vụ học tập của công dân: Học tập là quyền và nghĩa vụ của công dân. Mọi công dân không phân biệt dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, nam nữ, nguồn gốc gia đình, địa vị xã hội, hoàn cảnh kinh tế đều bình đẳng về cơ hội học tập.

Nhà nước thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục, tạo điều kiện để ai cũng được học hành. Nhà nước và cộng đồng giúp đỡ để người nghèo được học tập, tạo điều kiện để những người có năng khiếu phát triển tài năng.

Nhà nước ưu tiên, tạo điều kiện cho con em dân tộc thiểu số, con em gia đình ở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn, đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi, người tàn tật, khuyết tật và đối tượng được hưởng chính sách xã hội khác thực hiện quyền và nghĩa vụ học tập của mình.

Đồng thời Luật bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em cũng quy định về Quyền được học tập như sau:

Trẻ em có quyền được học tập. Trẻ em học bậc tiểu học trong các cơ sở giáo dục công lập không phải trả học phí.

Điều 10 Nghị định 71/2011/NĐ-CP quy định chi tiết hướng dẫn thi hành một số điều Luật bảo vệ, chăm sóc giáo dục trẻ em về Cản trở việc học tập của trẻ em:

- Lợi dụng uy tín, dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc sử dụng vật chất, uy quyền để dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.

- Bắt buộc, dụ dỗ trẻ em bỏ học, nghỉ học để gây áp lực, khiếu kiện, biểu tình trái pháp luật.

- Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục, phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục.

- Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.

- Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em.

- Từ chối tiếp nhận hoặc gây áp lực để cản trở việc tiếp nhận trẻ em khuyết tật có khả năng học tập, trẻ em nhiễm, nghi nhiễm, có nguy cơ hoặc có cha, mẹ nhiễm HIV được vào học tại các cơ sở giáo dục theo quy định của pháp luật.

Trong trường hợp cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em thì tòa án quyết định hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em nếu cha, mẹ có hành vi vi phạm quyền trẻ em, làm tổn hại đến sự phát triển bình thường của trẻ em theo tính chất và mức độ của hành vi vi phạm.

Cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án hoặc đề nghị Viện Kiểm sát yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em. Các tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền đề nghị Viện Kiểm sát xem xét, yêu cầu Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em.

Trong trường hợp khẩn cấp, cần phải bảo vệ tính mạng, thân thể, nhân phẩm, danh dự và lợi ích hợp pháp của trẻ em khi chưa có quyết định của Tòa án, cơ quan Lao động - Thương binh và Xã hội các cấp, Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác theo quy định của pháp luật tố tụng dân sự có quyền yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra quyết định tạm thời giao cho trẻ em cho thân nhân nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục; trong trường hợp không có thân nhân thì giao trẻ em cho gia đình chăm sóc thay thế hoặc cho cơ sở trợ giúp trẻ em, cơ sở bảo trợ xã hội.

Sau khi có quyết định của Tòa án hạn chế quyền của cha, mẹ đối với con là trẻ em hoặc trong trường hợp khẩn cấp, việc tổ chức chăm sóc, giáo dục và nuôi dưỡng thay thế đối với trẻ em được thực hiện theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 16 Nghị định này.

Đồng thời Điều 30 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định về Vi phạm quy định về cấm cản trở quyền học tập của trẻ em:

Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Hủy hoại sách, vở, đồ dùng học tập của trẻ em; Cố tình không thực hiện nghĩa vụ đóng góp cho việc học tập của trẻ em theo quy định của pháp luật, không bảo đảm thời gian, điều kiện học tập cho trẻ em.

Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi dụ dỗ, lôi kéo, ép buộc trẻ em bỏ học, nghỉ học.

Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây: Gây rối, cản trở hoạt động của cơ sở giáo dục dành cho trẻ em; Phá hoại cơ sở vật chất, trang thiết bị học tập, giảng dạy của các cơ sở giáo dục dành cho trẻ em.

Vậy, những người có hành vi vi phạm về quyền học tập của trẻ em thì sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 500 000 đồng những hành vi quy định tại Điều 30 Nghị định 144/2013/NĐ-CP và phải chịu các hình phạt bổ sung và biện pháp khắc phục hậu quả. Ngoài ra, nếu là cha mẹ vi phạm thì còn bị hạn chế quyền của cha mẹ với con.

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại: vietnammoi.vn

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

Luật gia Đồng Xuân Thuận

chọn
Cận cảnh khu đô thị hơn 3.113 tỷ đang mời đầu tư ở Đông Hội và Mai Lâm, Đông Anh
Hà Nội đang mời đầu tư dự án Xây dựng Khu đô thị mới G13 tại các xã Đông Hội và Mai Lâm, huyện Đông Anh với tổng chi phí thực hiện 3.113 tỷ đồng.