Nơi nhà cao tầng xây dựng dày đặc ở Đà Nẵng. (Video: Chu Lai).
Theo thống kê của ngành du lịch, tại thời điểm cuối năm 2019, TP Đà Nẵng có khoảng 1.000 khách sạn với hơn 40.000 phòng.
Từ năm 2016 đến 2019, mỗi năm TP Đà Nẵng tăng gần 5.000 phòng khách sạn. Tuyến đường ven biển Võ Nguyên Giáp (quận Ngũ Hành Sơn và Sơn Trà) là nơi tập trung nhiều khách sạn hạng 3-4 sao nhất.
Các dãy nhà kinh doanh khách sạn, căn hộ san sát trên khoảng 300 m tuyến đường Võ Nguyên Giáp, quận Sơn Trà.
Trong các tòa nhà ven biển có dự án Wyndham Soleil Đà Nẵng trên trục ven biển Võ Nguyên Giáp, được giới thiệu bao gồm 4 toà tháp, trong đó một toà khách sạn và ba tòa căn hộ cao 57 tầng - cao nhất Đà Nẵng. Bên cạnh dự án này là các tòa tháp thuộc Khu phức hợp Da Nang Times Square. Tòa nhà nhất cao nhất tại dự án là 50 tầng nổi với hai tầng hầm.
Theo báo cáo mới đây của Cushman & Wakefield Việt Nam, tính đến quý I/2022, tổng nguồn cung khách sạn 4 sao và 5 sao là 11.000 phòng, không thay đổi trong hai năm qua.
Cushman & Wakefield Việt Nam dự báo, trong ba năm tiếp theo, khoảng 4.000 phòng, trên 19 khách sạn tư nhân sẽ được mở ra khắp TP Đà Nẵng.
Theo quyết định phê duyệt Điều chỉnh quy hoạch chung TP Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Về quy định chiều cao xây dựng trung bình, các khu vực phát triển cao tầng trung bình hơn 80 m được cho phép trong vùng trung tâm thành phố mở rộng gồm một phần quận Sơn Trà và quận Ngũ Hành Sơn.
Các khu vực phát triển cao tầng khác trung bình 60 - 80 m được cho phép trong khu vực trung tâm thành phố hiện tại là một phần quận Hải Châu.
Các khu vực phát triển tầm trung trung bình 40 - 60 m tập trung chủ yếu dọc theo vịnh Đà Nẵng (một phần quận Hải Châu, Thanh Khê, Liên Chiểu) nhằm đảm bảo tầm nhìn ra vịnh không bị hạn chế và khu vực xung quanh sân bay Đà Nẵng.
Khu vực thấp tầng trung bình dưới 40 m nằm trong hành lang cất - hạ cánh của sân bay do hạn chế về tĩnh không sân bay.