Cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu nên giảm quy mô xuống hai làn xe

Bộ trưởng GTVT gợi ý nên điều chỉnh lại quy mô cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu xuống 2 làn xe. Với quy mô này cùng với tuyến đường QL6 sẽ đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu giao thông của hai tỉnh và vùng Tây Bắc trong khoảng 20 năm tới.

Theo Cổng thông tin điện tử Bộ GTVT, chiều 31/3, Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể đã làm việc với lãnh đạo 2 tỉnh Sơn La và Hòa Bình để bàn về công tác triển khai dự án xây dựng tuyến cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu.

Tại buổi làm việc, đại diện tỉnh Sơn La cho biết dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc châu được phê duyệt chủ trương đầu tư năm 2019 và tỉnh này là cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Cao tốc này dài khoảng 85km, điểm đầo tại nút giao Quốc lộ 6, điểm cuối tại nút giao với Quốc lộ 43, huyện Mộc Châu, tỉnh Sơn La.

Với dự án này, giai đoạn 1 sẽ đầu tư quy mô nền đường 17 m; Giai đoạn hoàn thiện bề rộng nền đường 22 m; Tốc độ thiết kế 80 km/h, các đoạn khó khăn thiết kế với vận tốc 60 km/h. Tổng mức đầu tư dự án (Giai đoạn I) khoảng 22.294 tỷ đồng.

Đáng chú ý, tỉnh Sơn La kiến nghị thay đổi điểm đầu tuyến đường từ nút giao QL6 thành giao với điểm cuối tuyến Dự án Hòa Lạc - Hòa Bình.

UBND tỉnh Sơn La đề nghị trong giai đoạn 1, phân kỳ đầu tư điều chỉnh từ Bn=17m xuống B =13,5m các công trình cầu lớn, hầm theo quy mô hoàn chỉnh; Giai đoạn hoàn chinh đầu tư với quy mô 04 làn xe cao tốc Bn=22m, tốc độ thiết kê Vtk—60-80km/h.

Tỉnh này cũng đề nghị thời gian triển khai thực hiện dự án giai đoạn 1 từ năm 2021 - 2026. Thời gian hoàn vốn khoảng 25 năm thu phí sau năm 2026. Giai đoạn 2 sẽ thực hiện đầu tư sau năm 2035.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng GTVT đề nghị hai tỉnh về tính toán lại quy mô lẫn tổng mức đầu tư cho sát thực tế, đảm bảo khả năng thu hồi vốn của các nhà đầu tư.

Theo ông Thể, với mức đầu tư như hiện nay thì việc sắp xếp vốn đầu tư sẽ rất khó khăn. Vị này cũng gợi ý hai tỉnh nên điều chỉnh lại quy mô xuống 2 làn xe, với quy mô này cùng với tuyến đường QL6 sẽ đảm bảo đáp ứng cho nhu cầu giao thông của hai tỉnh và vùng Tây Bắc trong khoảng 20 năm tới.

Cùng với đó hai tỉnh cũng bàn bạc việc cân đối phân bổ lại cơ cấu nguồn vốn đầu tư giữa vốn Trung ương, vốn địa phương và vốn của các nhà đầu tư sao cho khi đó sao cho mức đầu tư xuống còn khoảng 15 nghìn tỷ thì sẽ khả thi hơn, khi đó tỉnh sẽ dễ "thuyết phục" các Bộ Ngành thông qua hơn.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.