Phó Thủ tướng thăm hỏi động viên bà con huyện Bắc Trà My, Quảng Nam. Ảnh VGP/Xuân Tuyến |
Hiện Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cùng đoàn công tác đã đến Bắc Trà My, nơi xảy ra các vụ sạt lở núi, gây chết người để kiểm tra thực tế, thăm hỏi động viên người dân; lực lượng cứu hộ, cứu nạn; làm việc nhanh với địa phương, chỉ đạo công tác cứu nạn, cứu hộ, ứng phó mưa lũ.
Tại buổi làm việc nhanh với Phó Thủ tướng, lãnh đạo huyện Bắc Trà My cho biết, mưa lũ, sạt lở đất đã làm 4 người chết; 6 người mất tích; 7 người bị thương;... trên địa bàn huyện có 1439 ngội nhà bị sạt lở; hầu hết các tuyến giao thông trên địa bàn huyện đều sạt lở nghiêm trọng, đi lại không được; 16 đập thủy lợi và nhiều tuyến kênh bị hư hỏng nặng... Ước thiệt hại trên khoảng 20 tỷ đồng.
Báo cáo với Phó Thủ tướng, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Nam cho biết, hiện lũ đã đạt đỉnh lũ lịch sử năm 1999, mưa ở thượng nguồn vẫn lớn, lũ rút chậm;...
Hiện toàn tỉnh đã có 6 người chết; 15 người mất tích, 15 người bị thương; thiệt hại nghiêm trọng về thủy lợi, giao thông... ước tính sơ bộ tổng thiệt hại ban đầu lên tới 250 tỷ đồng...
Về công tác cứu nạn, cứu hộ, bên cạnh huy động nguồn lực theo phương châm 4 tại chỗ; tỉnh cũng đã huy động lực lượng bộ đội Quân khu 5 để triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ, tìm kiếm nạn nhân bị vùi lấp do sạt lở đất, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống.
Ảnh VPG/ Xuân Tuyến |
Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ; bảo đảm cuộc sống cho người dân Thay mặt Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng biểu dương nỗ lực của chính quyền tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My, lực lượng vũ trang Quân khu 5, lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ... đã nỗ lực triển khai các hoạt động giúp dân ứng phó, khẩn trương cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Thay mặt Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng biểu dương nỗ lực của chính quyền tỉnh Quảng Nam, huyện Bắc Trà My, lực lượng vũ trang Quân khu 5 đã nỗ lực triển khai các hoạt động giúp dân ứng phó, khẩn trương cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả mưa lũ.
Phó Thủ tướng gửi lời thăm hỏi ân cần đến thân nhân các gia đình có người chết, người mất tích, bị thương, các gia đình bị mất nhà cửa; yêu cầu chính quyền địa phương khẩn trương triển khai các hoạt động cứu trợ, cung cấp thực phẩm, nước uống, thuốc men..., đảm bảo đời sống cho bà con; đề nghị địa phương kịp thời thăm hỏi, động viên, hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả mưa lũ, sớm ổn định cuộc sống.
Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng cần phối hợp chặt chẽ bảo đảm an toàn hồ đập; bảo đảm an toàn cho hạ du; thường xuyên theo dõi chặt chẽ để sớm phát hiện nguy cơ mất an toàn để có giải pháp kịp thời ứng phó.
Nhấn mạnh, “tìm kiếm người mất tích là trách nhiệm chung của chúng ta”, Phó Thủ tướng yêu cầu các lực lượng cứu hộ khẩn trương tìm kiếm người mất tích; ngành công an huy động lực lượng bảo đảm an toàn giao thông, an toàn tài sản nhà nước và nhân dân...
Nghe tin thất thiệt, một số người dân chạy về trụ sở UBND huyện Bắc Trà My. Ảnh VGP/Xuân Tuyến |
Đập Sông Tranh vẫn an toàn, vận hành bình thường
Về tin đồn sự cố hồ thủy điện, Thứ trưởng Hoàng Quốc Vượng nêu rõ: Thông tin đập Thủy điện Sông Tranh gặp sự cố là hoàn toàn thất thiệt. Hiện đập Thủy điện Sông Tranh vẫn an toàn, vận hành bình thường.
Trước đó, nghe tin thất thiệt là Thủy điện Sông Tranh gặp sự cố, người dân đã hoảng loạn, sơ tán lên các điểm cao; đổ dồn về Trụ sở UBND huyện Bắc Trà My (khi Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đang làm việc với địa phương)... Sau khi được chính quyền thông tin, giải thích, người dân đã yên tâm trở về nhà.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng làm việc nhanh với địa phương. Ảnh VGP/Xuân Tuyến |
* Thăm hỏi đồng bào tại nơi sơ tán (Trường tiểu học Trần Quốc Toản, Bắc Trà My), thay mặt Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng chia sẻ khó khăn với bà con. Ông lưu ý bà con cần tuyệt đối tuân thủ yêu cầu, hướng dẫn của lực lượng chức năng; không tự ý quay trở lại nhà khi còn nguy hiểm...
Phó Thủ tướng ghi nhận nỗ lực của địa phương, đồng thời yêu cầu phải nhanh chóng sơ tán, di chuyển người dân ra khỏi khu vực nguy hiểm; thực hiện tốt công việc hỗ trợ bà con, đảm bảo không để người dân bị đói, bị rét...
Ảnh VGP/Xuân Tuyến |
Tại hiện trường sạt lở, thăm hỏi, động viên các chiến sĩ bộ đội cùng các lực lượng làm công tác cứu nạn, cứu hộ, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đôn đốc các lực lượng khẩn trương, chạy đua với thời gian tìm kiếm người mất tích; đồng thời phải đảm bảo an toàn cho lực lượng cứu nạn, cứu hộ...
Phó Thủ tướng thăm hỏi, động viên anh Trần Ngọc Quỳnh. Ảnh VGP/Xuân Tuyến |
Thăm hỏi, động viên anh Trần Ngọc Quỳnh, bị bệnh hiểm nghèo, cô con gái xấu số vừa thiệt mạng do sạt lở đất, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng mong anh Quỳnh bình tĩnh, giữ gìn sức khỏe, sớm vượt qua nỗi đau,... đề nghị địa phương giúp đỡ gia đình anh Quỳnh sớm ổn định cuộc sống.
Ảnh VGP/Xuân Tuyến |
* Được biết, trong ngày 5/11, tại huyện miền núi Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam) liên tiếp xảy ra các vụ sạt lở núi khiến 7 người chết và mất tích, 4 người bị thương.
Cụ thể, tối 5/11, do mưa lớn những ngày qua, tại khu vực đồi núi nhà ông Bình (giáp ranh thôn Đàn Nước và Mậu Cà, thị trấn Trà My, huyện Bắc Trà My) bất ngờ xảy ra vụ sạt lở vùi lấp nhiều người.
Sạt lở tại Bắc Trà My. Ảnh Laodong.vn |
Ngay sau khi nhận thông tin, lực lượng của huyện đã nhanh chóng có mặt đào bới và đã cứu được 4 nạn nhân trong đống đổ nát ra ngoài trong tình trạng bị thương nặng, hiện đang được chuyển đi cấp cứu. Còn 4 người bị vùi lấp ở dưới đất đá chưa tìm thấy tung tích. Trong 4 người bị vùi lấp có một người đàn ông tên Hạnh, 2 phụ nữ và 1 đứa trẻ. Hiện cơ quan chức năng đang tiếp tục tìm kiếm 4 nạn nhân còn lại.
Trước đó, theo báo cáo nhanh của huyện Bắc Trà My, trong chiều 5/11, sạt lở núi đã khiến 2 người chết và 1 mất tích. Cụ thể, khoảng 14 giờ, tại khu vực tổ Mậu Cà, thị trấn Trà My, mưa đã làm đất đá sạt vào nhà ông Trần Ngọc Quỳnh, vùi lấp em Trần Thị Mai (học lớp 11).
Đến khoảng 16 giờ 30 phút, sạt lở đất đã vùi lấp ông Nguyễn Văn Sơn (70 tuổi; ngụ thôn 3, xã Trà Nú), đến tối vẫn chưa tìm thấy thi thể. Cùng thời điểm này, một nhà cạnh bờ sông ở xã Trà Giang không may bị sạt lở cuốn trôi một người đàn ông, hiện vẫn chưa tìm được thi thể. Ngoài ra, mưa lũ đã gây sạt lở núi, hư hỏng các tuyến đường, nhiều nhà dân.
Sạt lở núi tại Quảng Nam. |
* Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Đinh Văn Thu vừa có công điện khẩn yêu cầu các địa phương, ban ngành tích cực triển khai các biện pháp phòng chống khi mực nước có thể xấp xỉ đỉnh lũ năm 2009.
Cụ thể, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam yêu cầu chủ tịch các huyện, thị xã, thành phố theo dõi chặt chẽ diễn biến tình hình mưa lũ, thông tin vận hành điều tiết các hồ chứa thủy điện trên lưu vực sông, chỉ đạo Đài phát thanh truyền hình các địa phương tổ chức công tác truyền thông, thông tin kịp thời đến nhân dân biết để chủ động các biện pháp phòng tránh.
Khẩn trương tổ chức thực hiện di dời, sơ tán dân ở vùng trũng thấp, vùng có nguy cơ ngập sâu, sạt lở đất triệt để đến nơi an toàn trước 22 giờ ngày 5/11.
Bố trí lực lượng canh gác, chốt chặn, nghiêm cấm người và phương tiện đi lại trên những tuyến đường bị ngập sâu, nước chảy xiết, ngầm, tràn; cương quyết không cho người, phương tiện đi qua những khu vực nguy hiểm, nơi dể sạt lở đất.
Công an tỉnh, Sở GTVT triển khai lực lượng tại các vị trí ngập sâu trên các tuyến quốc lộ 1A và các tuyến giao thông huyết mạch để hướng dẫn, phân luồng, phân tuyến các phương tiện giao thông cơ giới đi lại an toàn, nghiêm cấm các phương tiện tham gia giao thông, đặc biệt các phương tiện chở người qua lại khi có lũ.
Sở giao thông vận tải phối hợp với các địa phương chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục ngay các điểm sạt lở đất đá, cây cối ngã đổ trên đường, bảo đảm thông tuyến, đi lại an toàn.
Sở GD-ĐT, các địa phương và các trường đại học, cao đẳng cho học sinh. sinh viên nghỉ học vào thứ hai ngày 6/11/2017, không để bị tai nạn do đi lại trong lũ.
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh phối hợp với các lực lượng vũ trang trên địa bàn chủ động triển khai lực lượng, phương tiện cứu nạn, cứu hộ nhân dân kịp thời, giúp các địa phương sơ tán dân, triển khai ngay hoạt động Văn phòng tiền phương tại huyện Đại Lộc đảm bảo các điều kiện ứng cứu nhân dân ở khu vực phía Bắc của tỉnh.
Đình hoãn các cuộc họp không liên quan đến công tác chỉ đạo phòng, chống mưa lũ. Lãnh đạo các sở, ban, ngành, thành viên Ban chỉ huy PCTT-TKCN các cấp khẩn trương tổ chức đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác phòng, chống và khắc phục hậu quả lũ lụt theo địa bàn đã phân công.
Các đơn vị quản lý hồ chứa thủy lợi, thủy điện thực hiện trực ban 24/24 giờ, kiểm tra quan trắc đập, kịp thời phát hiện và xử lý các sự cố; theo dõi chặt chẽ diễn biến lương mưa, mực nước các hồ chứa nước, thường xuyên báo cáo với cơ quan quản lý cấp trên; thực hiện tốt việc thông báo, điều tiết xả lũ linh hoạt và theo đúng quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt.
Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN các ngành, địa phương, đơn vị tổ chức trực ban 24/24 giờ, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ để kịp thời chỉ đạo công tác ứng phó, khắc phục thường xuyên báo cáo về UBND tỉnh, Ban chỉ huy PCTT-TKCN tỉnh theo dõi chỉ đạo.
Nguy cơ lũ lớn, đặc biệt lớn, sạt lở đất, lũ quét tại nhiều nơi
* Do ảnh hưởng của bão, cùng với mưa trong những ngày trước đó, trong 3 ngày qua tại các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên liên tiếp có mưa rất to, tổng lượng mưa đo được tại một số nơi ở các tỉnh Thừa Thiên Huế đến Phú Yên và tỉnh Gia Lai từ 500 - 600 mm, đặc biệt ở các tỉnh Quảng Nam và Bình Định trên 700 mm, gây ngập lụt các vùng trũng, thấp, ven sông suối.
Hiện nay, nhiều hồ chứa thủy điện, thủy lợi đang phải vận hành xả lũ. Lũ các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam và khu vực nam Tây Nguyên đang lên nhanh. Trên sông Bồ (Thừa Thiên Huế) có thể đạt mức lũ lịch sử năm 1999; tại thành phố Huế đã xảy ra ngập lụt nhiều khu vực, có nơi ngập sâu tới 1,0 m; quốc lộ 1 qua Phú Lộc bị ngập ách tắc giao thông chiều ngày 5/11.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực này sẽ tiếp tục có mưa rất to trong những ngày tới, nguy cơ cao xảy ra lũ lớn và đặc biệt lớn, nhất là tại các tỉnh từ Thừa Thiên Huế đến Quảng Ngãi và sạt lở đất, lũ quét tại miền núi; ngập lụt sâu trên diện rộng, chia cắt cục bộ tại các vùng thấp trũng, ven sông suối.
Các lực lượng chức năng đã vượt lũ cứu hộ, đưa 131 công nhân ở Quảng Nam đang thi công trên cồn nổi Gami, Hội An vào bờ an toàn.
Ngay từ khi áp thấp nhiệt đới có khả năng mạnh lên thành bão, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương có liên quan triển khai các biện pháp ứng phó.
Đồng thời, Thủ tướng Chính phủ đã có công điện chỉ đạo tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả vụ chìm tàu vận tải do bão tại vùng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp đi kiểm tra, đôn đốc, chỉ đạo công tác ứng phó với bão và mưa lũ tại các tỉnh Khánh Hòa, Phú Yên và họp chỉ đạo trực tuyến với các địa phương, yêu cầu thực hiện với tinh thần chỉ đạo quyết liệt ứng phó ở mức cao nhất, không được chủ quan.
Trong bão và sau bão, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng đã trực tiếp thị sát tình hình thiệt hại do bão tại Khánh Hòa, Phú Yên, Bình Định, trực tiếp chỉ đạo và giao nhiệm vụ tổ chức tìm kiếm cứu nạn đối với các thuyền viên bị nạn do chìm tàu vận tải tại vùng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai, Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, các Bộ, ngành, địa phương liên quan đã thực hiện công điện của Thủ tướng Chính phủ, triển khai công tác ứng phó với bão, mưa lũ theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Lực lượng biên phòng tuyến biển đã phối hợp với các cơ quan, gia đình, chủ tàu thông báo, kiểm đếm, hướng dẫn cho trên 70.000 tàu thuyền, phương tiện với hàng trăm nghìn lao động hoạt động trên biển biết thông tin để chủ động di chuyển phòng tránh. Hầu hết, các tàu thuyền đánh bắt, các lồng bè nuôi thủy hải sản đều được đảm bảo an toàn về người. Tuy nhiên, vẫn còn một số tàu vận tải, người trên lồng bè nuôi trồng thủy sản bị nạn.
Về tình hình thiệt hại do bão số 12
Thiệt hại về người và nhà cửa (thống kê ban đầu đến 8 giờ ngày 5/11):
Về người: 27 người chết (Bình Định 03 người, Khánh Hòa 16 người, Lâm Đồng 03 người, Đăk Lắk 01 người; 04 người sự cố chìm tàu vận tải tại Quy Nhơn); 22 người mất tích (Bình Định 04 người, Phú Yên 1 người và 17 người do sự cố tàu vận tải).
626 nhà sập đổ (Bình Định 81, Phú Yên 113, Khánh Hòa 302, Đăk Lắk 113, Đắk Nông 14, Lâm Đồng 3); 39.704 nhà tốc mái, hư hỏng (Quảng Ngãi 57, Bình Định 95, Phú Yên 12.577, Khánh Hòa 25.495, Ninh Thuận 46, Gia Lai 44, Đắk Lắk 1.321, Đắk Nông 12, Lâm Đồng 66).
4.425 ha lúa bị ngập (Bình Định 379, Phú Yên 52, Khánh Hòa 3.748, Gia Lai 25, Đắk Lắk 60, Lâm Đồng 100); 25.212 ha rau mầu bị ảnh hưởng (Bình Định 22, Phú Yên 16.707, Khánh Hòa 119, Gia Lai 557, Đắk Lắk 7.699, Đắk Nông 110).
228 tàu cá bị chìm, hư hỏng (Bình Định 02, Phú Yên 114, Khánh Hòa 112); 1.491 lồng bè nuôi trồng thủy, hải sản bị thiệt hại (Bình Định 10, Phú Yên 24, Khánh Hòa 1.457).
Sự cố lưới điện:
Sự cố lưới điện 110kV tại Bình Định (đến nay toàn bộ trạm biến áp 110kV đã được khôi phục và cấp điện trở lại); Phú Yên sự cố tại 03/07 trạm biến áp 110kV (Tuy Hòa 2, Hòa Hiệp, Sơn Hòa); Khánh Hòa sự cố tại 09/11 trạm biến áp 110kV (trừ trạm Cam Ranh và Nam Cam Ranh); Gia Lai sự cố tại 03/09 trạm biến áp 110kV (Đức Cơ, Chư Sê, Chư Prong); Đăk Lăk sự cố tại 02/09 trạm biến áp 110kV (Eakar và Krong Pak).
Sự cố lưới điện trung hạ thế: Tỉnh Phú Yên mất điện toàn tỉnh; Khánh Hòa mất điện toàn tỉnh, trừ Nha Trang; tỉnh Bình Định mất điện toàn bộ, trừ huyện Tam Quan; tỉnh Đăk Lăk mất điện khu vực Eakar, Krong Pak, Ma Drak; tỉnh Quảng Ngãi mất điện toàn bộ huyện Sơn Hòa, Sơn Tây, Ba Tơ và một phần huyện Trà Bồng; tỉnh Kon Tum mất điện tại 08 xã thuộc huyện Kon Plong; tỉnh Đăk Nông mất điện một phần huyện Đăk Mil, Đăk Song, Đăk Glong, Cư Jut.
Sự cố giao thông:
Đường bộ: Tỉnh Bình Định 10 vị trí sạt lở taluy dương trên Quốc lộ 1D, trong đó có 01 vị trí tràn lấp 1/2 mặt đường (khoảng 700 m3). Tỉnh Phú Yên trên Quốc lộ 1 có 05 vị trí ngập sâu 0,3 - 0,5 m (phải tháo dỡ tạm dải phân cách giữa để thoát nước), tại Km1294+570 móng mặt đường bị sụt sâu với bề rộng 3 m (đã được xử lý đảm bảo giao thông bước 1).
Tỉnh Khánh Hòa nhiều đoạn đá rơi (đoạn qua đèo Cả QL1), sụt trượt tại QL26, QL27C. Tỉnh Quảng Nam tại Km 1404+100 đường Hồ Chí Minh sạt 50 m taluy dương gây ách tắc hoàn toàn (các đơn vị đã khắc phục và điều tiết giao thông 1 làn).
Đường sắt: Nhiều chuyến tàu bị ách tắc do tuyến đường sắt từ Phú Yên đi Khánh Hòa bị phong tỏa. Hành khách được cung cấp đầy đủ thức ăn, nước uống và đảm bảo an toàn.
Sự cố chìm các tàu vận tải tại vùng biển Quy Nhơn:
Trên các phương tiện thông tin đại chúng có rất nhiều thông tin khác nhau do cập nhật từ các nguồn khác nhau.
Do đây là vấn đề khá phức tạp, Văn phòng đã trao đổi với Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn và Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định cần thống nhất phân công người phát ngôn liên quan đến công tác tìm kiếm cứu nạn và xác minh danh tính cụ thể của những người còn mất tích và các thi thể đã được đưa vào bờ.
Theo tin từ đồng chí Trương Đức Nghĩa (Chánh VP Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn) sự cố chìm các tàu vận tải ở khu vực biển Quy Nhơn làm 84 người (82 thuyền viên và 02 khách) bị nạn. Đến trưa ngày 05 tháng 11 đã cứu được 71 người và vớt được 03 thi thể.
Thủ tướng chỉ đạo khắc phục hậu quả bão, ứng phó khẩn cấp mưa lũ
Thủ tướng Chính phủ vừa có Công điện chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương và các cơ quan liên quan tập trung khắc phục hậu quả bão số 12 và ứng phó khẩn cấp mưa lũ tại miền Trung và Tây Nguyên.
Công điện nêu rõ:
Bão số 12 đổ bộ vào bờ với gió giật đo được cấp 12-13 đã gây thiệt hại lớn tại tỉnh khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên, nhất là các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa.
Trong 3 ngày qua, các tỉnh từ Quảng Trị đến Bình Thuận và khu vực Tây Nguyên liên tiếp có mưa to đến rất to, tổng lượng mưa đo được tại một số trạm ở các tỉnh Thừa Thiên-Huế đến Phú Yên và tỉnh Gia Lai từ 500-600 mm, đặc biệt ở các tỉnh Quảng Nam và Bình Định trên 700 mm, gây ngập lụt các vùng trũng, thấp, ven sông suối.
Lũ các sông từ Quảng Bình đến Quảng Nam và khu vực nam Tây Nguyên đang lên nhanh; trên sông Bồ (Thừa Thiên-Huế) có thể xấp xỉ mức lũ lịch sử năm 1999; sông Thu Bồn tương đương lũ lịch sử năm 2007.
Thêm vào đó, do ảnh hưởng của không khí lạnh, khu vực này có thể sẽ tiếp tục có mưa rất to trong những ngày tới, nguy cơ cao xảy ra lũ lớn và đặc biệt lớn, nhất là tại các tỉnh từ Thừa Thiên-Huế đến Quảng Ngãi và sạt lở đất, lũ quét tại miền núi; ngập lụt sâu trên diện rộng, chia cắt cục bộ tại các vùng thấp trũng, ven sông suối.
Để chủ động ứng phó mưa lũ, hạn chế thiệt hại và khắc phục nhanh hậu quả bão số 12, sớm ổn định đời sống nhân dân, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu:
1. Các địa phương khu vực Trung Bộ và Tây Nguyên, nhất là các tỉnh Thừa Thiên-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định và thành phố Đà Nẵng theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, chỉ đạo triển khai ngay các biện pháp khẩn cấp ứng phó với mưa lũ theo phương châm 4 tại chỗ, tập trung một số nhiệm vụ sau:
a) Rà soát, chủ động huy động lực lượng tổ chức di dời khẩn cấp các hộ dân ra khỏi các khu vực nguy hiểm, có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu, chia cắt, nhất là tại các vùng thấp trũng, ven sông suối, những hộ không bảo đảm an toàn phải kiên quyết di dời, trường hợp cần thiết phải cưỡng chế di dời để bảo vệ tính mạng, hạn chế thiệt hại về tài sản cho người dân.
Chủ động cắm biển cảnh báo khu vực nguy hiểm, nhất là khu vực bị ngập sâu, khuyến cáo người dân trong các hoạt động khi có mưa lũ; bố trí lực lượng kiểm soát, hướng dẫn giao thông, đặc biệt là tại các khu vực thường xuyên ngập sâu, chảy xiết khi mưa lũ.
b) Tiếp tục chỉ đạo, triển khai các biện pháp gia cố bảo vệ đê điều, hồ đập. Các hồ chứa thủy lợi, thủy điện xung yếu có nguy cơ mất an toàn cao cần có phương án chủ động sơ tán dân cư ở hạ lưu để bảo đảm an toàn, rà soát để bố trí lực lượng, vật tư, phương tiện để sẵn sàng ứng cứu khi xảy ra sự cố.
c) Chỉ đạo, tổ chức giám sát việc vận hành các hồ chứa nước trên địa bàn theo quy trình vận hành được cấp thẩm quyền phê duyệt, đồng thời chủ động xử lý mọi tình huống trong quá trình vận hành. Chủ các hồ đập chịu trách nhiệm cung cấp thông tin liên quan đến vận hành hồ chứa nước về Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai và Ban Chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn địa phương có liên quan phục vụ chỉ đạo phối hợp vận hành các hồ.
d) Tiếp tục rà soát cập nhật, triển khai các phương án phòng chống ngập úng các đô thị, đặc biệt là tại các khu vực diễn ra Tuần lễ cấp cao APEC.
2. Các địa phương chịu ảnh hưởng của bão, đặc biệt là các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa chỉ đạo, huy động lực lượng quân đội, công an, các lực lượng tại chỗ, các tổ chức đoàn thể khắc phục hậu quả bão số 12, trong đó tập trung một số nhiệm vụ chính sau:
- Tiếp tục tổ chức tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn đối với người, phương tiện còn mất tích, chưa liên lạc được, nhất là những người bị nạn trên các tàu vận tải bị sự cố tại vùng biển Quy Nhơn, tỉnh Bình Định.
- Tổ chức thăm hỏi, động viên, hỗ trợ kịp thời các gia đình bị thiệt hại, nhất là đối với những hộ có người bị chết, mất tích; chủ động hỗ trợ lương thực, thực phẩm, bố trí chỗ ở tạm và có phương án tái định cư đối với những hộ bị mất nhà cửa (nhất là hộ nghèo, gia đình chính sách), không để người dân thiếu đói, không có nơi trú ngụ, đặc biệt là khu vực bị thiệt hại nặng ven biển.
- Bố trí lực lượng hỗ trợ nhân dân sửa chữa nhà cửa; tổ chức sửa chữa, dọn dẹp vệ sinh trường học, cơ sở y tế, hệ thống điện, đường giao thông để sớm ổn định các hoạt động và sinh hoạt của người dân.
- Chỉ đạo lực lượng y tế cơ sở triển khai các biện pháp cần thiết bảo đảm vệ sinh môi trường sau bão, lũ, không để nguy cơ xảy ra dịch bệnh.
3. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chỉ đạo kiểm tra, triển khai phương án bảo vệ đê điều, công trình thủy lợi, nhất là các hồ thủy lợi xung yếu; phối hợp vận hành an toàn các hồ chứa thuỷ lợi, góp phần giảm lũ cho hạ du, không để gia tăng ngập lụt ở hạ du do xả lũ nhân tạo. Chỉ đạo chuẩn bị các phương án khôi phục sản xuất sau bão, lũ phù hợp với diễn biến thời tiết, thiên tai thời gian tới.
4. Bộ Công Thương: Chỉ đạo Tập đoàn Điện lực Việt Nam phối hợp, hỗ trợ các địa phương khôi phục nhanh hệ thống điện, nhất là tại các tỉnh bị ảnh hưởng nặng do bão, mưa lũ vừa qua, bảo đảm nguồn điện phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó thiên tai, phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân.
Tiếp tục chỉ đạo vận hành an toàn hệ thống điện; phối hợp vận hành các hồ chứa thủy điện, góp phần cắt giảm lũ cho hạ du, không để gia tăng ngập lụt ở hạ du do xả lũ nhân tạo.
5. Bộ Giao thông vận tải: Tiếp tục phối hợp với các cơ quan chức năng tìm kiếm, cứu nạn thuyền viên của các tàu vận tải bị sự cố tại Quy Nhơn; phối hợp với các cơ quan và địa phương có liên quan tổ chức trục vớt phương tiện bị chìm đắm, thanh thải luồng lạch bảo đảm giao thông.
Chỉ đạo bảo đảm an toàn đối với tàu, phương tiện vận tải hoạt động, neo đậu trên sông và vùng cửa sông; triển khai các phương án bảo đảm an toàn giao thông đường thủy, đường bộ, đường sắt tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ.
Phối hợp với lực lượng công an chủ động chỉ đạo kiểm soát, phân luồng chống ách tắc, bảo đảm an toàn cho hành khách và các phương tiện vận tải. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, vật tư kịp thời khắc phục hậu quả, khôi phục giao thông trên các trục chính, nhất là tuyến Quốc lộ 1 và đường sắt Bắc Nam.
6. Bộ Thông tin và Truyền thông chỉ đạo các cơ quan, đơn vị liên quan, các nhà mạng khẩn trương khôi phục thông tin liên lạc sau bão, lũ phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai và sớm ổn định đời sống, sinh hoạt của người dân.
7. Bộ Y tế chỉ đạo, hướng dẫn và chủ động hỗ trợ các địa phương chịu ảnh hưởng của bão, mưa lũ cơ số thuốc và các hóa chất cần thiết để bảo đảm khám chữa bệnh, vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau mưa lũ.
8. Bộ Quốc phòng chỉ đạo Quân khu 5 bố trí tăng cường quân số hỗ trợ các địa phương bị ảnh hưởng nặng do bão số 12, trong đó có các tỉnh Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa khắc phục hậu quả sau bão, tập trung hỗ trợ Nhân dân sửa chữa, dựng lại nhà cửa, sửa chữa trường lớp, cơ sở y tế, vệ sinh đường phố,...; chỉ đạo các quân khu, lực lượng quân sự địa phương và các đơn vị đóng trên địa bàn sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ địa phương sơ tán, di dời dân cư, ứng phó với mưa lũ khi được yêu cầu.
9. Bộ Công an tiếp tục chỉ đạo công an các địa phương bảo đảm an ninh trật tự trên địa bàn, không để tình hình phức tạp xảy ra sau bão, lũ; sẵn sàng lực lượng hỗ trợ Nhân dân khắc phục hậu quả bão số 12 và ứng phó với mưa lũ theo đề nghị của địa phương; chủ động hướng dẫn, phân luồng, kiểm soát phương tiện giao thông hoạt động tại các khu vực bị ảnh hưởng mưa lũ, bảo đảm an toàn.
10. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn:
- Huy động lực lượng hỗ trợ địa phương khắc phục hậu quả bão số 12. Tiếp tục phối hợp với các địa phương và các cơ quan liên quan chỉ đạo tìm kiếm, cứu nạn đối với người và phương tiện còn mất tích, chưa liên lạc được.
- Phối hợp với các cơ quan có liên quan triển khai các biện pháp ứng phó kịp thời, bảo vệ môi trường trong trường hợp xảy ra sự cố tràn dầu từ các tàu vận tải bị chìm đắm tại vùng biển Quy Nhơn.
- Rà soát phương án, chỉ đạo chuẩn bị lực lượng, phương tiện, sẵn sàng hỗ trợ địa phương tổ chức sơ tán nhân dân ở khu vực nguy hiểm do mưa lũ và cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu, không để bị động, bất ngờ.
11. Bộ Tài nguyên và Môi trường chỉ đạo tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, tổ chức dự báo, cung cấp thông tin cho các cơ quan thông tin đại chúng và các cơ quan có liên quan để kịp thời thông tin đến người dân và phục vụ công tác chỉ đạo, ứng phó với bão.
12. Đài Truyền hình Việt Nam, Đài Tiếng nói Việt Nam, các cơ quan thông tin đại chúng tăng tần suất, thời lượng phát sóng để cập nhật, đưa tin kịp thời về các hoạt động hỗ trợ nhân dân khắc phục hậu quả sau bão; diễn biến và dự báo mưa lũ, chỉ đạo ứng phó của các cơ quan ở trung ương và địa phương để các cơ quan và người dân biết, chủ động ứng phó, tránh tư tưởng chủ quan.s
13. Các bộ, ngành khác theo chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước được giao chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai các biện pháp ứng phó mưa lũ theo quy định.
14. Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai tổ chức thường trực, theo dõi, cập nhật, báo cáo kịp thời về tình hình thiệt hại, kết quả khắc phục hậu quả bão số 12 của các bộ, ngành, địa phương. Đồng thời tiếp tục theo dõi chặt chẽ diễn biến mưa lũ, kịp thời chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương triển khai ứng phó cụ thể; đề xuất, báo cáo Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo những vấn đề vượt thẩm quyền.
Chúng ta đang phải đổi mặt với hiểm họa; lên kịch bản xấu nhất
Chiều 5/11, Ban chỉ đạo trung ương về PCTT đã tổ chức họp ứng phó mưa lũ các tỉnh miền Trung sau bão 12 do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT, Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về PCTT, ông Nguyễn Xuân Cường chủ trì.
Phát biểu kết luận, Bộ trưởng – Trưởng ban Nguyễn Xuân Cường nhấn mạnh “Chúng ta đang phải đối mặt với hiểm hoạ: hồ đầy nước, sông đầy nước, vùng trũng đầy nước trên toàn lưu vực, …bão số 12 gây thiệt hại nặng nề, giờ các tỉnh tiếp tục phải đối mặt với những đợt mưa đặc biệt lớn và lũ đặc biệt lớn, không ngoại trừ, phải tính đến cả kịch bản xấu nhất
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường nêu rõ hiện nay tình hình mưa lũ ở cả khu vực Bắc, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đều trong trạng thái nguy hiểm. “Điểm chung năm nay là mưa lớn, mưa nhiều ở cả nước, đặc biệt là các khu vực nêu trên khiến các hồ lớn nhỏ thuỷ điện, thuỷ lợi đều tích đầy nước”-ông Cường chỉ rõ.
Theo ông Cường, dưới tác động của cơn bão số 12, cả bốn khu vực Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ đã có mưa lớn khiến hồ đầy nước càng đầy nước hơn. Các sông trong lưu vực Có sông lên trên báo động 3, cận mốc lịch sử 1997, hết sức chú ý trong chỉ đạo. Vùng trũng hạ du, đặc biệt Nam Trung Bộ đã bị ngập.
“Hiện nay vẫn đang mưa, còn dự báo tới ngày 7-11 còn mưa, cục bộ có nơi vẫn mưa to. Vì vậy, có thực tế mối đe doạ an toàn đã rộng ra toàn tuyến từ Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ.
Hệ thống sông trên lưu vực nước lên nhanh, ẩn chứ thảm hoạ. Vùng trũng hiện nay đã ngập trong điều kiện việc vận hành buộc phải xả, vì thế diện tích ngập sẽ tăng lên.
Nếu không chủ động các biện pháp ứng phó tại chỗ thì thiệt hại sẽ rất lớn. Do vậy, công tác quản lý, giám sát, vận hành, điều hành hồ chứa, công tác chỉ huy của các tỉnh phải quyết liệt hơn, cụ thể hơn” - ông Cường nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng, việc hiện nay là phải hành động ngay lập tức. “Thứ nhất, Trung tâm dự báo liên tục cập nhật các số liệu, đưa ra các dự báo sát thực tiễn hơn. Thứ hai, các cơ quan quản lý, chủ hồ liên tục có số liệu quan trắc, vận hành đúng theo quy trình liên hồ chứa.
Với các hồ nhỏ phải thường xuyên cập nhật số liệu. Chủ tịch UBND tỉnh khi đưa ra các quyết đáp vận hành phải có căn cứ vào tình hình thực tiễn, dựa trên các số liệu dự báo và phải dự báo được lượng mưa trên lưu vực hồ mình quản lý”.
Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường cũng yêu cầu phải xây dựng kịch bản cụ thể trong đó có cả kịch bản xấu nhất nếu tiếp tục có mưa lớn. “Nếu không có những kịch bản như hiện nay, kịch bản mưa tiếp, kịch bản cực đoan nhất chứ không phải để nước đến chân mới nhảy. Phải có kế hoạch huy động tổng huy động động lực lượng để khi cần có thể xử lý ngay”.
Tại cuộc họp, ông Nguyễn Xuân Cường, Bộ trưởng, trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai cũng yêu cầu Bộ Công thương chỉ đạo chặt chẽ việc vận hành các hồ chứa. Ngoài ra, Ban chỉ đạo cũng yêu cầu thành lập 3 đoàn vào ngay các tỉnh Thừa Thiên Huế-Quảng Nam để trực tiếp chỉ đạo ứng phó với mưa lũ.
Dự báo thời tiết ngày 6/11: Trung Bộ mưa lớn diện rộng, nguy cơ có lũ quét
Dự báo, từ hôm nay đến hết ngày 8/11 ở các tỉnh từ Hà Tĩnh đến Quảng Ngãi có mưa vừa, mưa to; riêng các ... |