Cấp sổ giấy đỏ dinh vua Mèo sai cả Luật Di sản văn hóa và Luật Đất đai

GS Đặng Hùng Võ cho rằng nhà nước không hề quốc hữu hóa, chuyển quyền sở hữu dinh thự, quyền sử dụng đất từ dòng họ Vương sang cho nhà nước.

Những ngày qua, sự việc ông Vương Duy Bảo – cháu nội “Vua Mèo” Vương Chí Sình gửi đơn kiến nghị đến Thủ tướng Chính phủ, các cơ quan ban ngành đề nghị xem xét trả lại quyền sử dụng đất gắn với dinh thự họ Vương ở xã Sà Phìn, huyện Đồng Văn, Hà Giang được dư luận quan tâm.

Theo đó, ông Bảo rất bức xúc khi sổ đỏ tòa dinh thự họ Vương đã được cấp cho Phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đồng Văn để sử dụng lâu dài mảnh đất gắn liền với tòa dinh thự họ Vương từ năm 2012.

cap so giay do dinh vua meo sai ca luat di san van hoa va luat dat dai

Cổng vào dinh thự họ Vương.

Tòa dinh thự họ Vương được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993.

Năm 2002, khi tỉnh Hà Giang tiến hành trùng tu dinh thự, thì gia tộc họ Vương mới biết có quyết định này.

Lúc đó, vẫn có 6 hộ gia đình, toàn là con cháu của “Vua Mèo” sinh sống trong ngôi nhà đó.

Chính quyền tỉnh đã hỗ trợ tổng số 500 triệu đồng, và yêu cầu 6 hộ gia đình với vài chục nhân khẩu rời khỏi ngôi nhà mà tổ tiên để lại cho mình.

Ông Vương Duy Bảo cho biết, quyết định công nhận di tích của Bộ không quốc hữu hóa dinh thự, không tước quyền sở hữu của những người trong gia đình họ Vương.

Điều này đã được ông Phạm Quang Nghị khi đó là Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin khẳng định rõ ràng: “Việc nhà nước công nhận các di tích lịch sử, văn hóa, kiến trúc nghệ thuật trên đất nước Việt Nam, trong đó có di tích nhà Vương, là sự ghi nhận về mặt pháp lý và tôn vinh giá trị lịch sử, văn hóa nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị ấy trong hiện tại và tương lai.

Quyết định này không quốc hữu hóa quyền sở hữu ngôi nhà của những người trong gia đình được quyền thừa kế hợp pháp”.

Chính vì vậy, ông Vương Duy Bảo cho rằng, tỉnh Hà Giang lấy quyền sử dụng đất gắn với tòa dinh thự họ Vương của gia đình ông là bất hợp lý và sai luật.

cap so giay do dinh vua meo sai ca luat di san van hoa va luat dat dai
Tòa dinh thự họ Vương được Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận là di tích kiến trúc nghệ thuật cấp quốc gia năm 1993. (Ảnh: Trà My)

Nhưng Sở TN&MT Hà Giang lại khẳng định, việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho Phòng Văn hoá Thông tin Đồng Văn từ năm 2012 là "hoàn toàn phù hợp với quy định pháp luật".

Sở TN&MT Hà Giang dẫn Quyết định 937 năm 1993 của Bộ Văn hóa - Thông tin công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật khu nhà Vương; Quyết định 3316 năm 2006 của UBND tỉnh Hà Giang về việc quản lý di tích lịch sử, văn hóa đã được Nhà nước xếp hạng...

Sở cũng dẫn Khoản 1 Điều 98 Luật Đất đai 2003 quy định: "Đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh đã được xếp hạng hoặc được UBND tỉnh, thành phố quyết định bảo vệ thì phải được quản lý nghiêm ngặt".

Khoản 1 Điều 54 Nghị định 181 về việc thi hành Luật Đất đai nêu: "Đất có di tích lịch sử, văn hóa, danh lam thắng cảnh độc lập thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho tổ chức trực tiếp quản lý di tích lịch sử, văn hóa, danh lam, thắng cảnh".

Tuy nhiên, theo GS Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT, việc Sở TB&NT Hà Giang cấp sổ đỏ dinh Vua Mèo cho Phòng Văn hóa - Thông tin Đồng Văn là sai quy định pháp luật.

GS Đặng Hùng Võ phân tích, Quyết định 937 của Bộ Văn hóa công nhận dinh họ Vương là di tích kiến trúc, nghệ thuật quốc gia, không đồng nghĩa với việc quốc hữu hóa di tích.

Luật Di sản văn hóa quy định nếu di sản đó của tư nhân thì phải công nhận quyền sở hữu của tư nhân. Nhà nước chỉ có trách nhiệm hỗ trợ, trợ giúp để bảo vệ di sản.

Ngoài ra, theo GS Võ, công văn của Sở Tài nguyên - Môi trường Hà Giang viện dẫn chưa đầy đủ Nghị định 181, thiếu điều khoản quy định: “Đất có di tích lịch sử, văn hóa mà di tích lịch sử, văn hóa đó thuộc sở hữu của tư nhân thì giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được cấp cho chủ sở hữu tư nhân” (Khoản 2 điều 54).

Từ đó, GS Đặng Hùng Võ cho rằng nhà nước không hề quốc hữu hóa, chuyển quyền sở hữu dinh thự, quyền sử dụng đất từ dòng họ Vương sang cho nhà nước.

Cũng theo GS Võ, số tiền 500 triệu đồng mà họ Vương nhận của nhà nước để chuyển ra ngoài sinh sống, phục vụ trùng tu di tích năm 2002 không phải là tiền bồi thường quốc hữu hóa đất, vì không có quyết định và căn cứ pháp lý.

Chính ông Vương Duy Bảo cũng khẳng định từ trước đến nay, ông chưa bao giờ ký bất cứ văn bản nào mua bán, trao đổi hay hiến tòa dinh thự này cho nhà nước.

GS Võ cũng phân tích, trường hợp một trong các đồng chủ sở hữu dinh thự đã hiến cho nhà nước, có giấy tờ còn lưu giữ thì nhà nước được quyền làm chủ phần đất và tài sản của người hiến, chứ không được sở hữu tất cả.

“Cấp giấy sổ đỏ dinh Vua Mèo sai cả Luật Di sản văn hóa và Luật Đất đai”, ông Võ khẳng định.

Ông Lưu Trần Tiêu, nguyên Thứ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, người ký quyết định công nhận di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia cho dinh thự họ Vương năm 1993 cũng bày tỏ quan điểm rằng, việc chính quyền tự ý cấp sổ đỏ mà không có văn bản pháp lý và chưa thỏa thuận với gia đình họ Vương là sai.

Di tích được công nhận không có nghĩa là nhà nước được tước quyền sở hữu đất đai và tài sản trên đất.

Cụ thể, ông Tiêu đưa ra dẫn chứng là phố cổ Hội An được UNESCO ghi danh là di sản thế giới, nhưng các hộ gia đình vẫn là người giữ quyền sở hữu nhà cửa, đất đai.

Trước những ồn ào xung quanh việc cấp sổ đỏ dinh thự "Vua Mèo", Bộ trưởng Bộ VHTT&DL Nguyễn Ngọc Thiện đã chỉ đạo Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên tuần tới sẽ lên Hà Giang để nắm tình hình một cách cụ thể.

Khi có kết quả, Bộ sẽ báo cáo Chính phủ, đồng thời công bố rộng rãi tới dư luận trước ngày 31/8.

cap so giay do dinh vua meo sai ca luat di san van hoa va luat dat dai Toà dinh thự của Vua Mèo trên ngọn đồi con rùa được xây như thế nào?

Toà dinh thự của Vua Mèo Vương Chính Đức toạ lạc trên một ngọn đồi hình lưng con rùa, xung quanh là những dãy núi ...

cap so giay do dinh vua meo sai ca luat di san van hoa va luat dat dai Bộ Văn hoá lên tiếng về tranh chấp sổ đỏ dinh thự vua Mèo ở Hà Giang

Bộ VHTT&DL đã cử Thứ trưởng Đặng Thị Bích Liên lên Hà Giang để nắm rõ tình hình và sớm công bố kết kết quả ...

cap so giay do dinh vua meo sai ca luat di san van hoa va luat dat dai Cháu nội Vua Mèo kể về cuộc sống của người ông được Bác Hồ kết nghĩa anh em

"Được mệnh danh là Vua của một vùng, trong nhà chứa rất nhiều vàng bạc, châu báu nhưng ông nội tôi - Vương Chí Sình ...

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.