Cậu bé câm điếc và bài viết gần 1 vạn lượt like

Cuộc đời vốn ngắn ngủi, và chúng ta chẳng bao giờ có quá nhiều thời gian để làm ấm những trái tim của những ai đi cùng ta trong cuộc hành trình mang tên cuộc sống. Hãy gấp rút yêu thương. Hãy nhanh chóng bày tỏ lòng tốt. Hãy mở lòng giúp đỡ người khác khi chúng ta còn có thể...

Cách đây 2 ngày, trên một trang mạng xã hội có chia sẻ bài viết về chàng trai tật nguyền luôn có mặt ở một siêu thị lớn tại TPHCM, cụ thể là trong khu vực dành cho khách hàng lấy băng keo đóng thùng chất hàng mang về để giúp đỡ những người mua hàng. Trong khi chàng trai làm công việc này hoàn toàn tự nguyện và rất nhiệt tình, nhưng điều mà em nhận được là thái độ dửng dưng của nhiều người khi được em giúp. Họ bỏ đi và coi như đó là nhiệm vụ của em và không một lời cảm ơn.

Dưới đây là bài viết đang nhận được sự quan tâm lớn của cộng đồng mạng:

"Thấy thương gì đâu...

Em vừa câm vừa điếc, em đứng ngay ở bãi xe chỗ khu vực dành cho khách dán băng keo để đóng thùng chất hàng mang về. Ai tới em cũng nhiệt tình giúp lấy băng keo dán từng cái thùng lại cho mọi người. Đứng đó quan sát 1 lúc thấy có nhiều người để em dán thùng dùm xong bỏ đi coi như đó là nhiệm vụ của em phải làm không 1 lời cảm ơn em.

Em thì vẫn cười ngờ nghệch cúi đầu như cảm ơn mọi người đã cho em công việc để làm vậy.

Không biết có ai dạy em công việc này không?

Nhưng em đã làm tim mình rung lên thương cảm... Mình cũng đã mang thùng lại, em quay lại nhìn thấy và tự động lấy băng keo dán thùng dùm mình liền. Thưởng cho em mấy chục em vui lắm.

Em xếp đồ vào thùng giúp mình, em xem giúp mình hoá đơn mua hàng, thấy có mấy sản phẩm đang khuyến mãi mà mình không biết để lấy quà khuyến mãi, em cầm tờ hoá đơn chạy vù tới quầy phát quà khuyến mãi để lấy quà cho mình xong chạy lại đưa 2 tay cho mình và cười rất tươi kiểu "lập công".

Thấy mình vỗ tay khen ngợi em cười còn tươi hơn trước, phụ đẩy xe giúp mình ra tận xe và chất đồ lên xe nữa. Ai đó đã dạy em thật khéo!

Bởi vậy có những người thực sự khoẻ mạnh thì lại bị khuyết tật tâm hồn. Còn những người như em lại có một tính cách và cách cư xử thật là dễ thương."

cau be cam diec va bai viet gan 1 van luot like

Theo tác giả của chia sẻ trên thì sự việc được ghi ở siêu thị Metro An Phú, Quận 2 (TP HCM).

Sau 2 ngày bài viết được đăng tải, đã thu hút gần 1 vạn lượt like và 200 lượt chia sẻ và hàng nghìn bình luận của cư dân mạng. Đa số các bạn trẻ tỏ thái độ thương cảm cho chàng trai tật nguyền trong bài viết, giành nhiều lời khen tặng cho hành động của người chia sẻ bài viết và lên án sự vô cảm của một bộ phận người chứng kiến.

Bạn có nick name Đỗ K.D cung cấp thông tin: "Bạn ý vào giúp mọi người đóng gói đồ đạc thôi chứ không phải nhân viên của METRO đâu mọi người nhé. Nhiều người không biết cứ nghĩ đó là nhiệm vụ của bạn ý nên khi bạn ý giúp gói đồ xong là đi luôn không thèm có một lời cảm ơn. À tuy bạn ý bị câm điếc bẩm sinh nhưng chữ viết rất đẹp nhé".

"Họ không vô tâm đâu, chỉ là họ bị vô cảm, không chú ý đến những thứ xung quanh. Tội em, nhưng tâm hồn em thật trong sáng và dễ thương. Em sẽ thật hạnh phúc khi có nhiều người như mem này", bạn có nick name Nguyễn T.T bình luận.

Có bạn cung cấp thêm thông tin rằng, ở Metro Thăng long Hà Nội cũng có trường hợp tương tự như chàng thanh niên trong bài viết. Đó là một bà câm điếc đứng ở cửa ra dán đồ lấy túi hộ khách. Ai cho tiền thì cho, ko cho cũng chẳng sao.

"Thích câu khuyết tật tâm hồn !quả thật đầy đủ mọi thứ ,thân hình lành lặn nhưng nhiều ng suy nghĩ và tâm hồn ko bằng nhiều ng khuyết tật !mình rất thích nghe những câu chuyện như này! Chúc bạn này luôn vui vẻ ,yêu đời!", bạn Lưu T.T bày tỏ.

Có bạn đưa ra đề xuất: " Bạn nào quen biết lạnh đạo siêu thị, kiến nghị nhận e ý vào làm đi".

cau be cam diec va bai viet gan 1 van luot like
Em vừa câm vừa điếc, em đứng ngay ở bãi xe chỗ khu vực dành cho khách dán băng keo để đóng thùng chất hàng mang về. Ai tới em cũng nhiệt tình giúp lấy băng keo dán từng cái thùng lại cho mọi người.

Trong cuộc sống, để nói “xin lỗi” hay “cảm ơn” hoàn toàn không phải là một việc quá khó khăn. Thế nhưng những từ ngữ rất đỗi gần gũi và bình dị ấy đã dần dần trở nên xa lạ với mỗi người chúng ta.

Sẽ hạnh phúc biết bao khi được nghe lời cảm ơn từ một cậu bé bị vấp ngã vừa được bạn dìu đứng dậy, sẽ được an ủi biết bao khi được nghe câu xin lỗi từ một anh thanh niên vừa va phải bạn, nhưng thật đáng buồn là chẳng có một lời nào được gửi đến bạn cả. Một lời cảm ơn hay xin lỗi, dù chỉ là một hình thức xã giao thông thường cũng trở nên quá khó để nói ra đến như vậy sao? Thử hỏi, trong xã hội của chúng ta hiện nay, liệu còn bao nhiêu người biết nói cảm ơn và xin lỗi?

Người lớn chúng ta thường răn dạy trẻ nhỏ rằng, phải biết cảm ơn khi nhận được sự giúp đỡ của người khác, và biết xin lỗi khi phạm lỗi lầm. Vậy nhưng, dường như một bộ phận trong số chúng ta đang quên mất bài học vỡ lòng đó.

Đi làm, đi siêu thị hay đi cà phê với bạn bè, được người trông giữ xe dắt hộ chiếc xe cồng kềnh vào bãi gửi - ta nghiễm nhiên coi có là nhiệm vụ họ phải làm và phớt lờ nói câu cảm ơn. Vào nhà hàng, được nhân viên nhà hàng cúi chào, mở cửa giúp - ta cũng "giấu vội" nụ cười và lời cảm ơn bởi ý nghĩ "làm vậy là hạ thấp mình". Câu cảm ơn cứ thế chui tọt đâu mất trong cuộc sống.

Tôi từng được chứng kiến một cô bé khoảng 4-5 tuổi, khi bước vào nhà hàng cùng mẹ, đã quay sang hỏi bà mẹ: "Cô xinh đẹp mở cửa cho chúng ta, sao mẹ không cảm ơn? Mẹ không ngoan". Đáp lại lời cô bé là tiếng gắt nhẹ của bà mẹ trẻ: "Trẻ con, lắm chuyện!".

Vậy đấy, chúng ta là người đặt ra nguyên tắc cho con trẻ, nhưng chúng ta lại vi phạm những nguyên tắc sống ấy.

Thiết nghĩ, mỗi người chúng ta không nên dè sẻn lời cảm ơn và tiết kiệm lời xin lỗi, hãy nói “cảm ơn” và “xin lỗi” khi cần thiết. Bởi lẽ, “lòng biết ơn thầm lặng không có mấy tác dụng với ai” (G.B.Stern) và “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn im lặng” (Stephen Gosson).

Cũng như đừng để sự nghi ngờ khiến chúng ta mất đi tấm lòng đồng cảm, biết giúp đỡ những người bất hạnh.

Mạng xã hội thời gian gần đây như được thắp sáng bởi những câu chuyện đậm chất nhân văn. Ở đó, dù vẫn lẫn khuất sự ngờ vực, những bình luận cho rằng người viết gieo yêu thương có thể đã bị lừa. Vậy nhưng, hơn hết thảy vẫn là những tấm lòng đồng cảm, những lời đề nghị được giúp đỡ.

Cuộc đời vốn ngắn ngủi, và chúng ta chẳng bao giờ có quá nhiều thời gian để làm ấm những trái tim của những ai đi cùng ta trong cuộc hành trình mang tên cuộc sống. Hãy gấp rút yêu thương. Hãy nhanh chóng bày tỏ lòng tốt. Hãy mở lòng giúp đỡ người khác khi chúng ta còn có thể...

An Yên

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.