Việt Nam đã kiểm soát thành công Covid - 19 với chỉ hơn 310 trường hợp nhiễm bệnh đến thời điểm nay, không có ca tử vong nào. Đây là quốc gia đông dân đầu tiên trên thế giới đánh bại đại dịch Covid - 19.
Việt Nam đã đạt được những thành tựu này nhờ sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và sự phối hợp tốt của các cấp. Từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu lan rộng ở Trung Quốc trong tháng 1/2020, Việt Nam đã nhanh chóng đóng cửa các trường học vào đầu tháng 2, hạn chế việc đi lại và cấp thị thực, đồng thời cách li người từ nước ngoài trở về và đóng cửa biên giới.
Việt Nam cũng cung cấp thông tin minh bạch về các trường hợp nhiễm bệnh, chi tiết về địa chỉ và nơi làm việc của những người này. Đồng thời tiến hành xét nghiệm rộng rãi với tỉ lệ 1/600 người, đây được đánh giá là tỉ lệ xét nghiệm Covid - 19 cao nhất thế giới. Nhờ chính sách hành động sớm và quyết liệt, Việt Nam đã khống chế thành công đại dịch toàn cầu lần này.
Việt Nam cũng là quốc gia đầu tiên có thể mở cửa an toàn, trong bối cảnh hầu hết các nước khác sẽ phải tiếp tục chờ thêm vài tháng nữa. Dự kiến, GDP của Việt Nam trong năm nay sẽ vẫn tăng trưởng dương, ở mức 4,9%.
Để hiểu tại sao Việt Nam có thể ứng phó hiệu quả với cuộc khủng hoảng này, và trên hết, làm thế nào với kinh nghiệm, giá trị và năng lực của mình, đất nước này có thể đóng vai trò quan trọng trong tương lai thế giới. Chúng ta hãy cùng khám phá Việt Nam của quá khứ, hiện tại và tương lai.
Lần đầu tiên tôi đến Việt Nam là vào năm 1992, trong một chuyến du lịch. Tôi tưởng rằng đất nước này sẽ giống một bãi chiến trường, nghèo nàn, bị tàn phá bởi chiến tranh. Tôi nghĩ người dân ở đây sẽ ghét tôi vì tôi là người Mỹ.
Nhưng không. Những gì tôi nhận được là sự cởi mở, lạc quan, mọi người quan trọng mối quan hệ gắn kết và yêu hoà bình. Tôi bị choáng ngợp bởi lòng tốt, sự hiếu khách và cởi mở của những người tôi gặp. Ngay cả những cựu chiến binh, hoặc là những bậc cha mẹ có con hi sinh trong chiến tranh cũng vô cùng thân thiện, cả với những kẻ thù cũ.
Đất nước này sao mà kì lạ đến thế!
Như "phượng hoàng trỗi dậy từ đống tro tàn của 100 năm đói nghèo", Việt Nam đã kiến thiết lại, kiến thiết và kiến thiết lại. Ngày nay, đây là một đất nước hoà bình, năng động và ổn định; là một trong những nước đang phát triển thành công nhất trong nửa thứ hai của thế kỉ XX.
Việt Nam là một trong những quốc gia có tỉ lệ giảm nghèo nhanh nhất thế giới. Năm 1992, 94% dân số Việt Nam sống trong đói nghèo, thì đến năm 2018 tỉ lệ này chỉ còn 29%. Tầng lớp trung lưu của Việt Nam tăng trưởng mạnh mẽ. Hiện 91% dân số Việt Nam sở hữu nhà riêng. Điều này khiến Việt Nam trở thành một trong những quốc gia có tỉ lệ sở hữu nhà ở cao nhất thế giới, bao gồm cả tỉ lệ sở hữu nhà ở mà không cần vay.
Sở hữu nhà và tiếp cận giáo dục đại học dễ dàng đã hình thành nên một tầng lớp trung lưu mạnh mẽ. Mặc dù một giai tầng người Việt rất giàu đã xuất hiện trong những năm gần đây, nhưng sự phát triển của Việt Nam vẫn dựa nhiều vào sự gia tăng của tầng lớp trung lưu.
Việt Nam đã chuyến biến thành một đất nước luôn hướng về phía trước và yêu chuộng hoà bình. Sau khi thống nhất đất nước năm 1975, chỉ một năm sau đó, Việt Nam tham gia phong trào Không liên kết - một diễn đàn gồm 125 quốc gia đang phát triển, không kết nối hoặc phản đối bất kì khối nào.
Để tôn trọng độc lập, tự do của các quốc gia yếu hơn và thoát ra khỏi ảnh hưởng địa chính trị của các siêu cường, Việt Nam đã duy trì đối thoại, hoà giải và đặt quan hệ ngoại giao với tất cả các quốc gia. Đất nước này không chỉ thân thiện với Hoa Kỳ mà còn với cả Iran, Triều Tiên, Cuba và Palestine.
Tính trung lập và cởi mở của Việt Nam cũng được thể hiện qua số lượng lớn các Hiệp định thương mại mà nước này đã kí với WTO, ASEAN, Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đặc biệt là Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), trong đó Việt Nam là thành viên kém phát triển nhất nhưng có lợi ích lớn nhất.
Việt Nam đặt ra một tiêu chuẩn toàn cầu cho các nhà lãnh đạo phụ nữ, đặc biệt là ở châu Á. 27% thành viên Quốc hội Việt Nam là nữ giới. Tỉ lệ phụ nữ trong lực lượng lao động ở Việt Nam là 72,5%, thuộc hàng cao nhất thế giới.
Khoảng 25% các công ty niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Việt Nam có phụ nữ làm CEO. Trong số các doanh nghiệp có tiếng tăm ở Việt Nam, phụ nữ giữ vai trò Chủ tịch hoặc CEO có thể kể đến như Vinamilk, vàng bạc Phú Nhuận, Vietjet, Dược phẩm Hậu Giang,…
Năm 2015, Việt Nam đã kí Hiệp định các mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc (SDGs). 17 mục tiêu phát triển bền vững toàn cầu đã được sửa đổi thành 115 mục tiêu phát triển bền vững của Việt Nam, áp dụng trong điều kiện thực tế của đất nước. Năm 2018, Việt Nam là một trong 46 quốc gia đã tự nguyện thực hiện đánh giá về tiến trình đạt được đối với SDGs mà họ từng cam kết.
Mặc dù vẫn còn rất nhiều việc phải làm để giảm lượng khí thải carbon xuống 0, nhưng hiện tại Việt Nam chỉ có lượng phát thải vào khoảng 1,8 tấn người/năm. Trong khi con số này ở Trung Quốc là 7,5 tấn và Hoa Kỳ là 16,5 tấn. Trồng, bảo vệ và phát triển rừng vẫn là ưu tiên hàng đầu của Việt Nam.
Ẩm thực Việt chứa đựng những món ăn ngon và tốt nhất cho sức khoẻ trên thế giới. Người Việt sử dụng nhiều rau quả tươi và thuỷ sản. Ngoài ra, món ăn Việt Nam vô cùng ngon miệng, phong phú với hàng ngàn món ngon. Việt Nam là quốc gia có tỉ lệ béo phì thấp nhất thế giới, chỉ 2,1%.
Lịch sử chiến tranh đau thương, thiên tai và kinh nghiệm trong cuộc chiến chống đại dịch SARS, H1N1 đã giúp Việt Nam chuẩn bi kĩ lưỡng, để ứng phó nhanh chóng trong các tình huống khẩn cấp quốc gia và các mối đe doạ toàn cầu. Năng lực lãnh đạo của Việt Nam đã được chứng minh bằng chiến thắng ngoạn mục trước đại dịch Covid - 19.
Trong tương lai, các đại dịch khác xảy ra. Chẳng hạn như hạn mặn đe dọa nông nghiệp, hạn hán và lũ lụt, thời tiết thay đổi thất thường. Sẽ có nhiều loại động thực vật có nguy cơ tuyệt chủng. Và khi mức độ đa dạng sinh học tiếp tục suy giảm, con người ngày càng mất kết nối với thiên nhiên, các thế hệ tương lai sẽ phải hứng chịu chất lượng cuộc sống tồi tệ nhất.
Việt Nam có thể giải quyết vấn đề này. Bằng chứng là nước này đang tôn trọng những mục tiêu của phát triển bền vững, và đã đạt được những thành tựu đáng kể. Đất nước nhỏ bé nằm bên bờ biển Đông đang dần khẳng định mình, trở thành hình mẫu cho các quốc gia đang phát triển và là một quốc gia nhiệt thành trong quan hệ quốc tế.
Sau khủng hoảng Covid - 19, các tổ chức toàn cầu sẽ đóng vai trò to lớn hơn nữa trong việc chia sẻ các mục tiêu chung, để giải quyết các vấn đề quốc tế. Bao gồm sức khoẻ toàn cầu, hoà bình thế giới, bình đẳng giới, biến đổi khí hậu và sinh thái bền vững. Việt Nam có một vãi trò quan trọng không thể thay thế trong các vấn đề này.
Thúc đẩy khoa học và áp dụng nó vào thực tế là một mô hình tuyệt vời ở Việt Nam mà các quốc gia khác phải học hỏi. Trong các trường hợp khẩn cấp quốc gia, Việt Nam coi kiến thức khoa học và suy nghĩ thực tế là yếu tố then chốt để giải quyết vấn đề, chứ không dựa vào lợi ích chính trị hay tôn giáo.
Cách Việt Nam bảo tồn môi trường tự nhiên cũng có thể là một mô hình thế giới đáng học tập. Việt Nam có thể trở thành nước đi tiên phong trong lĩnh vực nông nghiệp bền vững, sử dụng nước hiệu quả và kiểm soát ô nhiễm.
Việt Nam là một đất nước xinh đẹp và đáng mến.
*Bài viết thể hiện quan điểm riêng của tác giả - CEO quỹ đầu tư Mekong Capital Chris Freund.
Kinh doanh 22:41 | 22/12/2020
Kinh doanh 11:17 | 20/11/2020
Kinh doanh 09:50 | 20/11/2020
Kinh doanh 14:30 | 12/11/2020
Tiêu dùng 14:53 | 28/10/2020
Kinh doanh 16:51 | 23/10/2020
Kinh doanh 10:04 | 22/10/2020
Kinh doanh 09:12 | 22/10/2020