Sau khi đóng cửa gần một tháng, một lần nữa các quầy hàng, cửa hàng và nhà hàng tại Việt Nam lại nhộn nhịp mở cửa trở lại.
Họ là một trong số ít có thể gượng dậy sau bão Covid - 19. Những người khác có thể sẽ không bao giờ phục hồi sau cú sốc tài chính khi bị buộc phải đóng cửa để chống dịch.
Và những người sống sót bây giờ phải đối mặt với sự trở lại bình thường trong trạng thái đặc biệt, khi vẫn phải duy trì giãn cách xã hội.
Việt Nam đã đi qua khung cửa hẹp để thoát khỏi sự tàn phá tồi tệ nhất của Covid - 19. Đáng chú ý, đây là quốc gia có chung đường biên giới dài 870 dặm với Trung Quốc, và còn nhiều khó khăn hơn so với các quốc gia châu Á khác. Nhưng trong đại dịch, Việt Nam đã không ghi nhận bất kì ca tử vong nào vì Covid - 19.
Kết quả là tuần trước, Việt Nam từng bước dỡ bỏ các biện pháp cách li xã hội và những hạn chế đi lại.
L Conception, đơn vị điều hành 7 nhà hàng và quán cà phê tại TP HCM, đã trở thành một trong số những doanh nghiệp đầu tiên mở cửa trở lại vào ngày 24/4 vừa qua, khi các lệnh giãn cách được nới lỏng. Nhưng ở các quốc gia khác, mọi thứ dường như có thể sẽ không bao giờ quay trở lại như trước khi Covid - 19 xuất hiện.
Các cửa hàng mở cửa trở lại với ít chỗ ngồi hơn, khoảng cách lớn hơn giữa các bàn ăn và các yếu tố vệ sinh cá nhân được đặt lên hàng đầu.
"Sau đại dịch, chúng tôi đã đưa ra các sáng kiến bảo vệ khách hàng, như tăng tần suất làm sạch và vệ sinh các khu vực đông người sử dụng như ở phía trước và sau nhà hàng, bao gồm các nhà vệ sinh", ông Anna Phan - Giám đốc tiếp thị cao cấp tại L Conception chia sẻ.
Nước khử khuẩn tay được phát miễn phí cho tất cả khách hàng, trong khi nhân viên phải đeo khẩu trang khi tương tác với khách.
Trên trang Facebook của nhiều nhà hàng đã đăng tải chi tiết các quy tắc mới sau khi mở cửa trở lại, bao gồm việc kiểm tra thân nhiệt trước khi khách bước vào nhà hàng, đặt các dải ngăn cách để nhân viên có thể kiểm soát lượng khách hàng và đảm bảo an toàn cho chính họ.
Trong khi đó, các quán bar và địa điểm giải trí như rạp chiếu phim vẫn phải đóng cửa, chưa có thời gian hoạt động trở lại.
Ngoài ra, một số cửa hàng đã đóng cửa vĩnh viễn, không thể phục hồi, với các mặt tiền trống rỗng, biển hiệu "cho thuê" rải rác quanh các con đường của TP HCM.
Chiến lược của Việt Nam trong việc ngăn chặn sự bùng phát Covid - 19 đó là tập trung kết hợp giữa theo dõi và kiểm tra tiếp xúc, để nhanh chóng khoanh vùng các ổ dịch Covid - 19 nhỏ trước khi chúng lan rộng.
Mạng lưới cơ sở dày đặc đã được sử dụng, để theo dõi những người đã có tiếp xúc với bệnh nhân nhiễm Covid - 19.
Ông Trần Duy Trúc, một hoạ sĩ 76 tuổi, đã giành cả đời để vẽ tranh cổ động, chuyển sang thiết kế các tấm áp phích cổ vũ người dân chống lại đại dịch Covid - 19.
"Nghệ sĩ có thể được coi là những chiến sĩ. Họ phải có những tác phẩm khiến mọi người hiểu và cùng đồng lòng chống lại kẻ thù chung này, đại dịch Covid - 19".
Chính phủ Việt Nam cũng đã đưa ra một chiến lược kiểm dịch hàng loạt. Ban đầu áp dụng cho những người đến từ vùng dịch như Trung Quốc, Hàn Quốc, Italia và Iran, trước khi áp dụng cho toàn bộ các chuyến bay từ các quốc gia khác đến Việt Nam vào cuối tháng Ba.
Đã có những thời điểm, toàn quốc có gần 80.000 người được cách li, gần một nửa được đưa đến các cơ sở như doanh trại quân đội và kí túc xá đại học, số còn lại được tự túc cách li tại nhà.
Những biện pháp này đã giữ cho mức độ lây lan Covid - 19 tại Việt Nam ở mức thấp, cho phép Bộ Y tế tập trung nguồn lực vào các điểm nóng như Hà Nội và TP HCM, hai vùng đô thị lớn nhất cả nước.
Đến nay Việt Nam có 270 trường hợp nhiễm Covid - 19 trên tổng số 96 triệu dân, và đặc biệt là không có ca tử vong nào được báo cáo.
Một cửa hàng khác đã sống sót qua thời gian đóng cửa, là Que by Kaarem - một hiệu thời trang ở TP HCM. Cửa hàng này đóng cửa từ ngày 14/3, ngay trước cả thời điểm Chỉ thị cách li của Chính phủ có hiệu lực ngày 1/4.
Nhân viên vẫn tiếp tục làm việc tại nhà, và duy trì kết nối với khách hàng thông qua chương trình giao hàng tận nhà.
Que by Kaarem hiện đã có thể mở cửa trở lại, nhưng đã có một vài thay đổi. Các bề mặt trong cửa hiệu được khử trùng thường xuyên hơn, khách hàng được yêu cầu khử trùng tay trước khi mùa hàng.
Họ cũng triển khai bán hàng thông qua các phương tiện truyền thông xã hội như WhatsApp, Facebook, Messenger và Instagram.
"Đây là thời điểm khó khăn cho tất cả mọi người", CEO Que by Kaarem Kathy Bach chia sẻ.
"Chúng tôi đang làm hết sức mình để hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ khác. Quan trọng hơn tất thảy, chúng tôi hiểu đây là khoảng thời gian để chúng tôi đoàn kết và tiếp tục tiến về phía trước".
Tiêu dùng 15:12 | 30/07/2020
Tiêu dùng 15:39 | 15/06/2020
Kinh doanh 15:25 | 15/06/2020
Kinh doanh 07:03 | 14/06/2020
Kinh doanh 08:10 | 13/06/2020
Kinh doanh 07:56 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:46 | 13/06/2020
Kinh doanh 06:19 | 13/06/2020