Chai Trà xanh Không độ của đại sứ Phạm Sanh Châu

Lần đầu tiên, một người Việt Nam được đề cử làm ứng viên Tổng Giám đốc UNESCO. Đại sứ Phạm Sanh Châu, ứng viên “lịch sử” này, không chỉ tạo ấn tượng mạnh với phần trả lời phỏng vấn 90 phút xuất sắc, mà còn được chú ý với một chi tiết tưởng như không liên quan: chai nước Trà xanh Không độ và Trà Thanh nhiệt Dr.Thanh trong “phòng thi”.
chai tra xanh khong do cua dai su pham sanh chau Đại sứ Phạm Sanh Châu: Người mê việc khó
chai tra xanh khong do cua dai su pham sanh chau Đại diện Việt Nam Phạm Sanh Châu lọt vòng 3 tranh cử Tổng Giám đốc UNESCO
chai tra xanh khong do cua dai su pham sanh chau
Hình ảnh chai nước Trà xanh Không độ "gây sốt" trong bài thi phỏng vấn của Đại sứ Phạm Sanh Châu.

Trong một lần nói chuyện với các doanh nhân nhân ngày 13/10, Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc đã chia sẻ một câu chuyện rất thấm thía.

Cách đây hàng chục năm, khi mua hàng ở một quầy đồ lưu niệm tại Bangalore (Ấn Độ), ông Lộc bị cô bán hàng nhầm là người Nhật. Ông Lộc “đính chính”: “Tôi là người Việt Nam” và hỏi cô gái có biết đến Việt Nam không.

Cô gái lắc đầu “Không biết” và hỏi lại một câu khiến ông Lộc giật thột: “Việt Nam ở Mỹ Latin phải không?”. Không biết đến Việt Nam, nhưng cô gái bán hàng ở Bangalore lại biết đến Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan.

“Ở đây, ôtô Nhật Bản chạy đầy đường, có nhiều món ngon Hàn Quốc và hàng tiêu dùng Thái Lan. Nhưng không có hàng hóa gì của Việt Nam cả”, câu trả lời của cô gái đã “dạy” cho ông tiến sỹ Việt Nam một điều: đại sứ hàng hóa, đại sứ thương hiệu “Made in Vietnam” chính là hình ảnh quan trọng của một quốc gia, một trong những yếu tố quyết định sức sống của một đất nước trong mắt bạn bè thế giới.

Vì thế, không có gì ngạc nhiên khi sự xuất hiện của chai Trà xanh Không độ và Dr.Thanh trong video clip bài thi vấn đáp kéo dài 90 phút của đại diện Việt Nam Phạm Sanh Châu trước Hội đồng chấp hành UNESCO đã tạo ra một hiệu ứng thú vị.

Ngoài số đông bị cuốn hút, không ít người cho rằng đó là việc “quảng cáo trá hình”, khi ông Châu không sử dụng nước uống giống như 8 đối thủ đến từ Pháp, Azerbaijan, Trung Quốc, Guatemala, Qatar, Iraq, Ai Cập, Lebanon.

Lý giải về điều này, cũng tự tin và mạnh mẽ không kém khi trả lời “Ban giám khảo” UNESCO, đại sứ Phạm Sanh Châu cho biết: ông muốn giới thiệu một hình ảnh đại diện của Việt Nam trong phần thi, nhưng không thể chọn áo dài truyền thống vì không phù hợp với bối cảnh lúc đó, nên ông quyết định chọn chai nước trà xanh và trà thanh nhiệt mà ông mang theo để uống trong chuyến công tác dài ngày này.

Trong ý thức của ông Phạm Sanh Châu, ông không “quảng cáo” cho công ty Tân Hiệp Phát, mà đang truyền bá hình ảnh đại diện của Việt Nam tới toàn thế giới, thông qua hình ảnh chai nước 100% “made in Vietnam”, nhãn hàng Việt Nam, của ông chủ người Việt Nam.

Dù vô tình hay hữu ý, ông Phạm Sanh Châu đã không bỏ qua một cơ hội tuyệt vời để khơi dậy và lan tỏa niềm tự hào Việt Nam bằng một hành động thiết thực bên cạnh dòng cảm xúc thiêng liêng và da diết “Tổ quốc ơi, hôm nay con xin gọi tên Người” mà ông đăng tải trên trang cá nhân ngay trước khi bước vào vòng 3 cuộc tranh cử.

Việc chính khách quảng bá hình ảnh quốc gia thông qua sản phẩm có thể xa lạ với Việt Nam, nhưng không phải là điều gì quá mới mẻ đối với các lãnh đạo nước ngoài.

Có một hình ảnh đã đi vào những cuốn giáo trình kinh điển của ngành marketing. Năm 1959, Phó Tổng thống Mỹ Nixon đã bằng cách nào đó đã thuyết phục được nhà lãnh đạo Liên Xô Nikita Khrutshov uống ngon lành cốc nước Pepsi.

chai tra xanh khong do cua dai su pham sanh chau
Bức ảnh lịch sử với cốc Pepsi mà Phó Tổng thống Mỹ Nixon mời vị lãnh đạo Liên Xô

Ông Nixon không bao giờ bị chất vấn cho hành động đó, nhưng bức ảnh thú vị đó đã được Pepsi coi như một cột mốc trong lịch sử phát triển của mình. Lịch sử của Pepsi là cuộc đối đầu hàng thế kỷ với CocaCola, một đối thủ mà Pepsi sinh sau đẻ muộn nhưng không bao giờ chịu khuất phục và đã vượt qua cái bóng của người khổng lồ để tạo ra thế song mã trên mọi thị trường.

Ở Việt Nam, thậm chí CocaCola đã không có sự may mắn thiết lập được cuộc đua song mã đó, dù xâm nhập thị trường sớm nhất thông qua chiến lược thâu tóm và marketing bạo liệt, bằng kinh nghiệm chinh chiến thượng thừa khắp thế giới.

Kẻ đáng ghét dám tạo thế chân kiềng, lắc đầu với lời đề nghị tỷ đô và khiến CocaCola trở thành người bám đuổi trên thị trường đồ uống không cồn chính là Tân Hiệp Phát, với hai sản phẩm chủ lực là Trà xanh Không độ và Trà thanh nhiệt Dr.Thanh mà đại sứ Phạm Sanh Châu đặt lên bàn phỏng vấn hôm kia.

“Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước trải qua hàng thập kỷ chiến tranh nhưng đã vượt lên với lòng vị tha và khoan dung. Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước đã chuyển mình phát triển kinh tế xã hội và sẵn sàng chia sẻ bài học thành công. Tôi đến từ Việt Nam, một đất nước luôn muốn làm bạn với tất cả các nước trên thế giới”, đó là câu kết của vị trợ lý Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam nói trong phần vấn đáp trước Hội đồng chấp hành.

Tổng Giám đốc UNESCO là chiếc ghế điều hành cao nhất của tổ chức này, quản lý gần 700 triệu đô la, 2.500 nhân sự đến từ 200 quốc gia và gần 70 văn phòng, trung tâm khắp thế giới. Dù thành công hay thất bại, vị đại sứ đã làm được một điều đáng tự hào: mang thông điệp hòa bình, trí tuệ, bản lĩnh và khát vọng của người Việt Nam đến với toàn thế giới.

Hành trình lịch sử của đại sứ Phạm Sanh Châu, cho đến lúc này, chưa tốn của những người đồng bào Việt Nam dù chỉ một cái bấm like bình chọn trên facebook.

Cũng như Tân Hiệp Phát, trong cuộc chiến với những người khổng lồ CocaCola, Pepsi chưa một lần đòi hỏi người tiêu dùng phải giải cứu như giải cứu thịt lợn, chuối, hành, dưa hấu.

Vì thế, mỗi chúng ta - những người mang trong mình dòng máu Việt Nam, luôn mơ ước đến ngày Việt Nam sánh vai với cường quốc năm châu - có quyền tự hào với đại sứ Phạm Sanh Châu, với khát vọng của những doanh nhân Việt bên cạnh niềm tự tôn đánh tan thực dân, đế quốc hay cuộc đô hộ nghìn năm của ngoại bang phong kiến.

Sự ủng hộ, dù là trên bàn phím, có lẽ vẫn tốt hơn nhiều cái cách mà không ít người soi mói con chim Flappy Bird tội nghiệp của Nguyễn Hà Đông hay chiếc điện thoại xấu số Bphone của Nguyễn Tử Quảng.

Cái cách hành xử đã góp phần tạo nên ấn tượng “xấu xí” về người Việt Nam trong câu chuyện ngụ ngôn hiện đại mang tên “ba ông Việt Nam cùng rơi xuống một cái hố”.

Xem thêm: Toàn văn bài thi vấn đáp ấn tượng của Đại sứ Phạm Sanh Châu

chọn
D2D ước lãi thêm 800 tỷ từ dự án Lộc An
Năm 2024 - 2029, D2D sẽ thực hiện tiếp giai đoạn 2 khu dân cư Lộc An với tổng mức đầu tư gần 1.116 tỷ đồng. Tổng doanh thu dự kiến trong giai đoạn 2 là hơn 2.181 tỷ đồng, lợi nhuận dự kiến 795 tỷ đồng.