Chấm dứt bạo lực học đường: Cần tư vấn tâm lí cho cả giáo viên

68% trẻ em Việt Nam chịu ít nhất một loại hình trừng phạt từ thành viên trong gia đình và có tới 59% trẻ em 8 tuổi chứng kiến giáo viên dùng đòn roi để trừng phạt học sinh.
cham dut bao luc hoc duong can tu van tam li cho ca giao vien Cô giáo thực tập 'khoe' sắc cùng học trò Trường TH Nghĩa Tân ngày 20/11
cham dut bao luc hoc duong can tu van tam li cho ca giao vien Cô giáo 9X dạy trẻ khuyết tật: 'Học sinh làm thiệp chúc mừng 20/11 là vui lắm rồi'
cham dut bao luc hoc duong can tu van tam li cho ca giao vien Học trò vùng cao tặng cô giáo hoa rừng, gạo, khoai ngày 20/11
cham dut bao luc hoc duong can tu van tam li cho ca giao vien Tâm sự thầy giáo kêu gọi làm cầu cho học sinh qua suối đúng dịp 20/11

Đó là những con số được đưa ra trong lễ khởi động Sáng kiến toàn cầu của Tổ chức Tầm nhìn Thế giới Quốc tế về Chấm dứt bạo lực thân thể trẻ em trong gia đình và trường học do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội và Tổ chức World Vision tổ chức sáng nay, 22/11 tại Hà Nội.

cham dut bao luc hoc duong can tu van tam li cho ca giao vien

Mỗi năm có hơn 2.000 trẻ em bị xâm hại nghiêm trọng

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục trẻ em (Bộ Lao động thương binh và Xã hội) nhận định, vấn đề bạo lực xâm hại trẻ em là vấn nạn toàn cầu và Châu Á thái bình dương là khu vực có tỉ lệ trẻ em bị bạo lực xâm hại cao, ngày càng gia tăng.

Cũng theo ông Nam, tại Việt Nam, trung bình mỗi năm có khoảng hơn 2.000 trẻ em bị bạo lực xâm hại nghiêm trọng cần hỗ trợ với tính chất ngày càng nghiêm trọng. Những vụ bạo lực xảy ra trong gia đình và trường học, trong đó phần lớn là từ người thân trong gia đình.

PGS.TS Trần Thu Hương – Chuyên gia tâm lý, Giảng viên trường ĐH KHXH&NV Hà Nội thông tin, một nghiên cứu từ 2016 của Viện Nghiên cứu phát triển TP HCM cho thấy có 17% trẻ bị cha mẹ trừng phạt khi mắc lỗi như đánh hoặc mắng, trong đó có 2,5% trẻ bị cha mẹ trừng phạt một cách rất vô cớ. Trong học đường có 26,3% học sinh bị thầy cô trừng phạt ở các hình thức khác nhau như cốc đầu, véo tai.

Cũng theo PGS Hương, gần 44% trẻ em ở Việt Nam từ 2 – 14 tuổi bị bạo lực. Tỷ lệ này xảy ra ở nông thôn, các gia đình thiểu số, bố mẹ có trình độ văn hóa thấp.

“Con số trên cho thấy bạo lực trẻ em không phải bây giờ mới có, gắn liền với hành vi bạo lực gây hấn, nhằm đe dọa người khác như một hành vi bản năng”- PGS Hương nhấn mạnh.

Bà Lê Hồng Loan – Trưởng phòng bảo vệ trẻ em (Quỹ nhi đồng Liên Hợp quốc) cho biết, vấn đề xâm hại trẻ em có ảnh hưởng và hệ lụy đến xã hội.

Cũng theo bà Loan, bạo lực trẻ em sẽ để lại tổn hại nghiêm trọng, trong đó tổn hại phát triển trí não của trẻ. Các chuyên gia trên thế giới đã đưa ra nhiều so sánh rất rõ rệt về não bộ của trẻ em bình thường và trẻ em bị bạo lực.

“Trẻ bị xâm hại, đánh đập thì thùy trước não bộ phát triển bé hơn trẻ sống ở môi trường lành mạnh. Vấn đề bạo hành vì thế là rất nghiêm trọng”- bà Loan khẳng định.

Bà Loan thông tin, một yếu tố nữa là bạo hành trẻ em vượt qua tổn thất cho chính đứa trẻ trong gia đình. Một nghiên cứu mới đây của UNICEF cho rằng bạo hành trẻ em gây hệ lụy rất lớn cho xã hội: Sức khỏe, tan vỡ gia đình, bạo lực… và chi phí do bạo lực gây ra tương đương 2% GDP. Ở Việt Nam chưa có thông tin về chi phí và sự ảnh hưởng này.

Cần tư vấn tâm lí cho cả học sinh và giáo viên

PGS.TS Trần Thu Hương cho rằng, cần phải triển khai nhiều hành động để chấm dứt bạo lực trẻ em vì hệ quả của bạo lực trẻ em trong gia đình, nhà trường rất nặng nề.

“Chúng tôi đánh giá việc bạo lực sẽ là tác nhân lớn gây ra lệch lạc nhân cách trẻ em. Nó làm thay đổi cả một cuộc đời của một con người, đây là vấn đề hết sức quan trọng để giải quyết tình trạng này một cách triệt để”- bà Hương nhấn mạnh.

Cũng theo bà Hương, bạo lực trong trường học có xu hướng gia tăng và mức độ nguy hiểm hơn. Ở đâu đó có nguyên nhân rất lớn là trẻ em bị bạo lực, từ đó trẻ em gây bạo lực với nhau. Các bạn sẽ tìm cách gây bạo lực và coi đây là chuyện bình thường.

“Qua quan sát cho thấy trẻ em bị bạo lực ở gia đình sẽ gây bạo lực nhiều trong xã hội và trong trường học. Vì thế phòng chống bạo lực trẻ em ở gia đình sẽ giúp ta làm tốt phòng tốt bạo lực học đường”- bà Hương nhấn mạnh.

Đồng quan điểm, Ông Dương Văn Bá – phó vụ trưởng vụ Công tác Học sinh Sinh viên (Bộ GD&ĐT) cũng cho rằng, cần phải triển khai nhiều hoạt động để chấm dứt bạo lực trẻ em.

Về giải quyết những vấn đề “bức xúc” của học sinh hiện nay trong các nhà trường, ông Bá cho rằng, sắp tới trong tháng 12 sẽ ban hành một thông tư hướng dẫn công tác tư vấn tâm lí trong trường học.

“Việc này rất quan trọng và chúng tôi chuẩn bị văn bản rất kĩ, xin ý kiến rộng rãi các Sở GD&ĐT, các nhà trường, phụ huynh học sinh để ban hành thông tư về tư vấn tâm lí học đường. Chúng tôi chỉ đạo các trường quyết liệt tư vấn tâm lí học sinh trong thời gian tới, giải phóng những vấn đề của các em học sinh để không xảy ra bạo lực”- ông Bá nhấn mạnh.

Cũng theo ông Bá, đồng thời công tác tư vấn tâm lí đó, sẽ cũng tính toán chuyện phải kể cả tâm lí cho giáo viên, cán bộ nhà trường để giải quyết tốt mối quan hệ và xử lý các tình huống trong nhà trường.

Ông Bá cũng cho biết, tất cả việc bạo lực học đường đều xuất phát từ nhiều nguyên nhân và cách làm quan trọng nhất giảm bạo lực cho trẻ em là giáo dục đạo đức, lối sống và uốn nắn các em từ các hành vi ứng xử văn hóa.

“Còn kỉ luật học sinh cần phải hướng đến kỉ luật tích cực, giáo dục tích cực chứ không phải bằng các phương pháp nặng nề như trước đây như đuổi học, đình chỉ”- ông Bá nhấn mạnh.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.