Chấm thế nào với những đề thi 'lạ'?

Ra đề đã khó, nhưng chấm thi như thế nào khi gặp những tình huống bất ngờ, khó nghĩ? Đây cũng là việc khiến nhiều giáo viên phải trăn trở.
cham the nao voi nhung de thi la

Cô Đặng Nguyệt Anh đưa học sinh đi thực tế trước khi làm đề văn mở - Ảnh NVCC

Cẩn trọng khi cho điểm

Một đề văn yêu cầu học sinh bày tỏ quan điểm về thói quen chào hỏi thầy cô của Trường Hà Nội Amsterdam. Và bài văn khiến giáo viên "té ghế" của một nam sinh khi cậu cho rằng "không nhất thiết phải chào hỏi thầy cô giáo".

Cô Đặng Nguyệt Anh kể: "Em học sinh đó ngoan và hằng ngày nhìn thấy tôi, em vẫn chào. Vì thế khi đọc bài em làm, tôi thực sự bất ngờ. Em lập luận rằng ở phương Tây, giáo viên và học sinh bình đẳng, không phải người trên kẻ dưới. Và việc không chào hỏi theo thói quen không có nghĩa là thiếu tôn trọng, quý mến.

Tôi phải suy nghĩ rất nhiều vì bài văn này và cho em 6,5 điểm. Vì đề mở, quan điểm của học sinh cũng là một căn cứ cho điểm. Nhưng không có nghĩa trình bày ngược với số đông là không được điểm, nếu em trình bày được lý do.

Tôi cho 6,5 điểm không phải em "không chào thầy cô" mà vì bài viết chưa thật thuyết phục. Nhưng tôi phê vào bài "Cô muốn trao đổi thêm với Trung về bài viết này" (tên em là Nguyễn Đức Trung).

Sau hôm trả bài, Trung có gặp tôi hỏi xem "bao giờ thì cô gặp em". Tôi có giải thích lý do tôi cho em 6,5 điểm - mức điểm thấp nhất lớp. Tôi và Trung cũng trao đổi thêm về quan điểm "chào thầy cô".

Trung vẫn giữ quan điểm như trong bài viết, dù Trung không phản bác quan điểm "nên chào" của nhiều bạn khác. Còn tôi, mặc dù nói rõ việc tôi không đồng quan điểm với Trung nhưng tôi không cho Trung điểm thấp vì điều đó mà vì Trung không thuyết phục được bằng bài viết.

Tôi bảo Trung về nghĩ thêm nếu thấy không chấp nhận điểm 6,5 thì lại hẹn một buổi khác để trao đổi. Nhưng sau đó Trung không hẹn gặp nữa. Gặp tôi, Trung vẫn lễ phép chào. Trong một hoạt động ngoại khóa, Trung còn chủ động rủ tôi cùng Trung làm cặp cô - trò để tham gia trò chơi.

Tuy nhiên, tôi không nói với Trung là khi đặt bút cho Trung điểm 6,5 tôi đã rất băn khoăn. Tôi trả bài xong rồi thu bài lại và mang cho một giáo viên khác nhờ đọc và có ý kiến. Tôi cẩn trọng thế để không bị chủ quan khi cho điểm học sinh".

Khi nói về kinh nghiệm ra các đề văn dễ có ý kiến "tréo ngoe", cô Nguyễn Kim Anh, Trường THPT Phan Huy Chú (Hà Nội), cho rằng: "Trong những chủ đề nhạy cảm hoặc cần có định hướng giáo dục thì không nên mở hoàn toàn mà cần hướng học sinh vào một ý cụ thể (qua trích dẫn văn bản, lời nói). Còn để mở hoàn toàn chỉ nên ra với các chủ đề "nói cách nào cũng không sai"".

cham the nao voi nhung de thi la

Cán bộ chấm thi đang chấm bài thi của các thí sinh tham gia kỳ thi THPT quốc gia năm 2016 - Ảnh Như Hùng

Mời phụ huynh chấm bài

Đây là một sáng kiến của cô Nguyễn Kim Anh. "Thường mỗi bài kiểm tra tôi chỉ chọn khoảng 10 bài để gửi cho phụ huynh. Dĩ nhiên, trước đó tôi phải trao đổi để học sinh thông về tư tưởng.

Bài chọn có thể là bài có quan điểm lạ, đáng chú ý, có thể là bài viết xúc động xuất sắc hoặc bài viết kể câu chuyện của chính gia đình… Nhiều phụ huynh bận rộn nhưng rất vui vẻ hợp tác. Không chỉ chấm điểm mà các bố mẹ thường điện thoại, nhắn tin cho tôi" - cô Kim Anh kể.

"Cảm ơn cô giáo vì đã cho tôi được đọc bài viết của con."

Một phụ huynh được mời chấm bài văn của con mình

Những dạng đề gửi cho cha mẹ hầu hết là các đề mở bày tỏ quan điểm về những chủ đề khác nhau như "danh dự và danh tiếng", "người giỏi có khác người học giỏi không?", "sự liên quan giữa địa vị và quyền lực", hoặc một số chủ đề liên quan tới ứng xử, tình cảm trong gia đình.

Cô Kim Anh mở những tin nhắn, email của một số cha mẹ. Ngoài những tin nhắn cảm ơn, nhiều người nhận xét rất kỹ và trao đổi ý kiến của mình.

"Cảm ơn cô giáo vì đã cho tôi được đọc bài viết của con. Không ngờ con lại có suy nghĩ như người lớn. Đúng là có đọc thì mới biết "nhãn quan" của con thế nào ở khía cạnh tình cảm và suy nghĩ về gia đình, về người thân" - một phụ huynh nhắn tin.

Có người thì thú nhận đã phải suy nghĩ nhiều khi đọc bài viết của con và lặng lẽ điều chỉnh những điều chưa phù hợp khiến con mình suy nghĩ và bị tổn thương. Điểm của phụ huynh chấm chỉ để tham khảo, khích lệ học sinh với mục tiêu lớn nhất để cha mẹ có cơ hội hiểu con. Còn điểm chính thức vẫn do cô giáo quyết định.

cham the nao voi nhung de thi la

Cô Nguyễn Kim Anh giảng bài “Yêu nước” trong màu áo cờ Tổ quốc trước khi cho học sinh làm bài văn “biểu hiện lòng yêu nước của giới trẻ hôm nay” - Ảnh: Tiến Thắng

Đầu tư cho lời phê

Rất nhiều giáo viên coi việc chấm bài học sinh môn văn là công việc cực nhọc vì việc chấm bài thường phải làm ở nhà. Văn học sinh thì muôn hình vạn trạng, chữ đẹp có, xấu có, diễn đạt trôi chảy thì ít mà lủng củng rối rắm thì nhiều. Nên tâm lý chán nản, mệt mỏi, chấm cho xong phổ biến ở nhiều giáo viên. Thường học sinh chỉ nhận được bài cho điểm mà không kèm theo lời phê, hoặc những lời nhận xét chung chung, vô cảm.

Nhưng với những giáo viên tâm huyết thì lời phê chính là cách đối thoại, trò chuyện, nhắc nhở, hay có khi là an ủi, bày tỏ đồng cảm với học sinh - nhất là với những đề thi mở thì điều này lại càng cần thiết.

Cô giáo trẻ Nguyễn Thị Như Huyền, giáo viên dạy toán Trường THCS Quang Trung, TP Bảo Lộc, tỉnh Lâm Đồng, được học trò yêu quý vì những dòng nhận xét vừa chứng tỏ cô chấm kỹ, vừa thể hiện sự hài hước, thân thiết với học sinh.

"Chép nhầm đề, hờn cả thế giới", "Đôi khi nhanh quá lại thiệt, cần đọc hướng dẫn trước khi hạ bút", "Chấm bài này, tôi muốn tăng xông"… là một loạt lời phê của cô Huyền mà theo nhận xét của nhiều học sinh là "dễ thương không tả được".

Giải thích về cách viết lời phê không theo "chuẩn" thông thường, cô Huyền nói: "Khi quan sát học sinh nhận bài kiểm tra, tôi thấy các em chỉ nhìn điểm số. Ai điểm kém thì nhìn mặt buồn thiu. Tôi suy nghĩ và muốn có lời phê để giảm bớt sự nặng nề cho các em".

Lời phê giống như chia sẻ

"Con hiện tại rất gầy và xanh xao. Bây giờ cô đã hiểu nguyên nhân. Nhưng khắc phục khó khăn theo cách này thì không ổn. Cô có cách giúp con kiếm tiền giúp mẹ" - lời phê của cô Đặng Nguyệt Anh với bài viết của một học sinh về "đồng tiền" giống như một lời chia sẻ hơn là nhận xét về một bài văn.

cham the nao voi nhung de thi la TPHCM: Hơn 700 giáo viên THPT chấm thi tự luận

Sở GD-ĐT TPHCM cho biết, chiều nay (27/6) Hội đồng chấm thi của thành phố đã tiến hành công tác chuẩn bị cho việc chấm ...

cham the nao voi nhung de thi la Chấm thi lớp 10 ở TPHCM: Nhiều bài văn làm 'lệch' đề

Theo kế hoạch, ngày mai 13/6, Sở GD-ĐT TPHCM sẽ công bố điểm thi vào lớp 10. Ghi nhận từ giáo viên chấm thi, nhiều ...

chọn
Toàn cảnh vị trí dự kiến xây cầu vượt sông Luộc nối Hải Dương - Thái Bình
Một cầu vượt sông Luộc dự kiến được xây dựng kết nối huyện Thanh Miện, Hải Dương và huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình.