Chặn ôtô dành đường cho xe máy, bế tắc quy hoạch giao thông?

Mới đây cầu vượt Hàng Xanh, đường hầm sông Sài Gòn ưu tiên cho xe máy đi vào làn ôtô. Trước đó, nhiều cầu vượt, làn đường vốn được thiết kế cho ôtô cũng đã 'mở cửa' cho xe gắn máy.
 

Theo Trung tâm Quản lý đường hầm sông Sài Gòn (Sở Giao thông vận tải TP.HCM), trong 9 tháng đầu năm nay, bình quân mỗi ngày có 47.469 ôtô (tăng 26,8% so với cùng kỳ năm trước) và 270.000 lượt xe máy (tăng 17,39%) chạy qua đường hầm sông Sài Gòn.

Vì lợi ích số đông trước mắt?

Do lượng xe quá lớn nên đã xảy ra ùn ứ xe vào giờ cao điểm ở hai đầu đường hầm. Vì vậy, đơn vị quản lý đường hầm phải tổ chức điều tiết xe máy chạy vào làn ôtô.

Xe gắn máy chạy ở làn ôtô ở hầm sông Sài Gòn không phải là cách làm cá biệt.

Từ ngày 21-10, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cũng đã cho phép các loại xe máy chạy trên cầu vượt nút giao thông Hàng Xanh theo cả hai hướng lưu thông.

Cầu vượt này được xây dựng kết nối thẳng với làn ôtô trên đường Điện Biên Phủ và trước đó chỉ dành cho ôtô. Qua thời gian đầu thay đổi, Sở Giao thông vận tải TP.HCM cho biết có rất ít xe máy chạy trên cầu vượt Hàng Xanh.

Trước đó, làn ôtô trên đường Điện Biên Phủ cũng được bóp hẹp lại để tăng cường thêm một rồi hai làn xe dành cho xe gắn máy.

Ngay cả với đường cao tốc, ngày 14-1, đơn vị quản lý cũng lắp đặt dải phân cách 4km đường nối cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây (TP.HCM, Đồng Nai) để cho xe gắn máy chạy vào.

chan oto danh duong cho xe may be tac quy hoach giao thong
Xe ùn ứ, chạy chậm khi tiến vào hầm Thủ Thiêm từ quận 2 qua quận 1 sáng 14-12 - Ảnh: XUÂN HƯNG

Ông Trần Sĩ Thắng - phó giám đốc Khu Quản lý giao thông đô thị số 2 (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) - cho biết mục đích của việc cho xe máy chạy trên cầu vượt Hàng Xanh nhằm giải quyết tình hình ùn tắc giao thông ở cửa ngõ thành phố. Giải pháp cho xe máy chạy trên cầu vượt Hàng Xanh là đáp ứng yêu cầu giải quyết kẹt xe.

Tương tự, ông Lê Minh Triết - giám đốc Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn (Sở Giao thông vận tải TP.HCM) - cho biết việc cho xe máy đi vào làn ôtô trong đường hầm nhằm giải quyết tình trạng ùn tắc giao thông trong đường hầm này.

Hơn nữa, vì lợi ích của số đông người đi xe máy so với số ít người đi ôtô. Cụ thể là vào đầu giờ sáng, số lượng ôtô đi trong đường hầm rất ít so với hàng ngàn người đi xe máy.

Biện pháp này tạo điều kiện cho hàng ngàn người đi xe máy đến làm việc ở các công sở hoặc vào trường học đúng giờ.

chan oto danh duong cho xe may be tac quy hoach giao thong
Xe máy tiến vào hầm ở hướng quận 2 sang quận 1 - Ảnh: XUÂN HƯNG

Ông Triết khẳng định việc cho xe máy vào làn ôtô vẫn bảo đảm an toàn vi đã tách bạch như tạm dừng ôtô cho xe máy lưu thông, sau đó mới cho ôtô lưu thông, chứ không cho xe máy chạy chung ôtô.

Bế tắc?

Theo ông Triết, về mặt luật pháp, cảnh sát giao thông là người thực hiện trường có quyền quyết định cho xe lưu thông. Vì vậy, Trung tâm quản lý đường hầm sông Sài Gòn đã phối hợp cảnh sát giao thông để thực hiện phương án cho xe máy chạy vào làn ôtô trong đường hầm sông Sài Gòn.

Bên cạnh đó, Khu quản lý giao thông đô thị số 2 đã tổ chức phân làn ôtô và làn xe gắn máy riêng và có biển báo giới hạn tốc độ ở cầu vượt Hàng Xanh nên bảo đảm điều kiện về an toàn giao thông khi cho xe máy chạy lên cầu vượt Hàng Xanh.

chan oto danh duong cho xe may be tac quy hoach giao thong
Vào giờ cao điểm, lượng xe cộ qua hầm Thủ Thiêm rất đông - Ảnh: HỮU KHOA

Ông Trần Sĩ Thắng cho rằng việc cho xe máy đi trên cầu vượt Hàng Xanh hoàn toàn khác với chủ trương hạn chế xe cá nhân, đòi hỏi phải thực hiện nhiều chính sách và cần có giải pháp đồng bộ.

Chẳng hạn bên cạnh các biện pháp hạn chế xe cá nhân, Nhà nước cần đẩy mạnh phát triển vận tải hành khách công cộng như xe buýt, đầu tư phát triển các tuyến metro …

Tương tự, ông Lê Minh Triết cho rằng bên cạnh chính sách hạn chế xe cá nhân, Nhà nước cần đầu tư xây dựng cầu Thủ Thiêm 3 và cầu Thủ Thiêm 4, cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng sớm đưa cầu Thủ Thiêm 2 vào sử dụng.

Hiện nay áp lực phát triển đô thị cư dân ở khu vực quận 2, quận 9 đang tăng mạnh trong khi cầu Sài Gòn, cầu Thủ Thiêm 1 và đường hầm sông Sài Gòn đang quá tải.

Nhiều người cho rằng trước tình trạng kẹt xe nghiêm trọng việc cho xe máy chạy vào làn ôtô là việc đành phải làm. Tuy nhiên, điều này thể hiện sự bế tắc trong quy hoạch giao giao thông.

Các quy hoạch đường, hầm, cầu xem ra đã bị phá vỡ trước tốc độ gia tăng phương tiện cá nhân kinh khủng, nhất là xe gắn máy.

TS Nguyễn Minh Hòa (Trường ĐH Khoa học xã hội và nhân văn - ĐHQG TP.HCM) nhận định việc lực lượng chức năng cho xe máy chạy vào làn ôtô vào giờ cao điểm khi kẹt xe ở hầm Thủ Thiêm và cho xe chạy lên cầu vượt Hàng Xanh về mặt pháp luật là không sai.

Tuy nhiên điều này về lâu dài sẽ tạo thói quen cho người dân và sẽ trở thành tiền lệ xấu, đồng thời cũng tiềm ẩn những nguy cơ gây tai nạn.

Thay vì cho xe máy chạy vào làn xe ôtô hoặc chạy lên cầu vượt, lực lượng chức năng nên tập trung điều tiết giao thông ở khoảng cách xa hầm từ 1km đến 2km nhằm kéo giãn lượng xe tập trung vào hầm, như vậy sẽ giảm bớt được ùn tắc.

KTS Ngô Viết Nam Sơn chuyên gia giao thông: Chỉ là giải pháp tạm thời

chan oto danh duong cho xe may be tac quy hoach giao thong

Xe máy chạy vào làn ôtô, chạy lên cầu vượt vào giờ cao điểm theo sự điều tiết của lực lượng chức năng là đúng. Không chỉ ở Việt Nam mà nhiều nước phát triển trên thế giới đều sử dụng hình thức này, khi giao thông có nguy cơ ùn tắc. Thậm chí một số nước áp dụng hình thức tăng thêm làn chiều này, giảm làn chiều kia theo thời điểm tương ứng để đảm bảo việc lưu thông di chuyển của xe cộ. Tuy nhiên để đảm bảo an toàn giao thông và để không trở thành thói quen của người dân, lực lượng chức năng nên có biển báo ghi nội dung cụ thể rõ ràng, cho phép chạy giờ nào, ngày nào, bao lâu để người đi xe máy không vi phạm về giao thông. Tại làn xe ôtô mà người đi xe máy được phép chạy vào cần phải có dải phân cách di động phản quang để người đi xe máy có thể biết được giới hạn làn đường họ được phép lưu thông. Các giải pháp cho xe máy đi vào làn ôtô, chạy lên cầu vượt chỉ là giải pháp tạm thời nên không đi ngược lại chủ trương hạn chế phương tiện cá nhân. Tuy nhiên về lâu dài, muốn hạn chế xe cá nhân, phát triển phương tiện công cộng thì cần phải xây dựng gấp cầu Thủ Thiêm 2, thậm chí là cầu Hàm Nghi. Như vậy khi người dân ở khu vực trung tâm muốn di chuyển họ chỉ cần lên xe buýt và đi đến các điểm trong thành phố rất dễ dàng và tiện lợi.

chan oto danh duong cho xe may be tac quy hoach giao thong Bắt nam thanh niên giết tài xế xe ôm cướp tài sản
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.