Chia 35% cổ phần cho vợ, ông chủ kềm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn trắng tay đi khởi nghiệp lại

Vì không biết tiếng Anh nên để vợ giao dịch với nhà đầu tư đang nắm 30% cổ phần công ty, ông Bảo đã phải nghĩ đến cái chết khi vừa mất vợ lẫn doanh nghiệp mà mình tâm huyết gầy dựng.

Sau 4 năm hầu tòa, vợ chồng "vua" cà phê Đặng Lê Nguyên Vũ và bà Lê Hoàng Diệp Thảo vẫn chưa thể "chia" xong khối tài sản lên đến hàng nghìn tỉ đồng. Kết quả tranh chấp này cũng sẽ quyết định Trung Nguyên do ai điều hành. Trước họ, nhiều cặp vợ chồng khác cũng đã ra tòa tranh chấp tài sản sau li hôn, và số phận doanh nghiệp họ giành cả thanh xuân gầy dựng cũng không mấy suôn sẻ.

Không may mắn như "vua" bánh Sài Gòn Kao Siêu Lực chấp nhận mất Đức Phát để bắt tay vào khởi nghiệp và thành công với ABC Bakery, ông chủ một thương hiệu kềm lớn đầu những năm 2000 tại TP HCM đã mất đến 5 năm mới có thể khởi nghiệp lại từ đầu, khi doanh nghiệp do mình sáng lập rơi vào tay vợ và tình nhân mới.

Không biết tiếng Anh… nên mất luôn vợ và công ty

Đầu những năm 2000, ông Trần Vĩnh Bảo cùng một số người bạn đã sáng lập nên thương hiệu Kềm Viba (viết tắt từ tên Vĩnh Bảo của ông). Thời điểm đó, trong lĩnh vực sản xuất kềm, chỉ doanh nghiệp của ông Bảo và một số rất ít tên tuổi khác thực sự thành công.

Chia 35% cổ phần cho vợ, ông chủ kềm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn trắng tay đi khởi nghiệp lại - Ảnh 1.

Từng nổi tiếng trong ngành kềm những năm 2000, ông Trần Vĩnh Bảo đột nhiên biến mất khỏi thị trường, mà nguyên nhân là doanh nghiệp và thương hiệu rơi vào tay vợ sau li hôn. (Ảnh: TekNail).

Từng chia sẻ về hoạt động kinh doanh ở thời điểm đang hưng thịnh nhất, ông Bảo cho biết không chỉ phục vụ thị trường trong nước, mà Viba còn có đơn hàng từ các nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc, Singapore.

Việc hơn 400 lao động của công ty phải làm việc miệt mài để kịp các đơn hàng liên tục đến được xem là quá thành công với Viba thời điểm những nằm 005-2006.

Tuy nhiên, khi doanh nghiệp đang phát triển thì người ta không còn thấy ông chủ Trần Vĩnh Bảo của công ty kềm Viba nữa. Nguyên nhân này chỉ được biết đến khi ông xuất hiện với vai trò một Startup, kêu gọi vốn trong chương trình Thương vụ bạc tỉ mùa đầu tiên (2017).

"Một nhà đầu tư Singapore tìm đến kềm Viba, tôi chấp nhận bán 30% cổ phần cho người này và giữ lại 70%. Tôi từng cho rằng con số giữ lại này là an toàn", ông Bảo nói kể lại.

Tuy nhiên, khi bắt tay với nhà đầu tư mới cũng là lúc sóng gió đến với công ty của ông Bảo, và mất cả hạnh phúc gia đình ông.

"Chủ đầu tư là người Singapore. Trong khi đó, tôi không biết tiếng Hoa lẫn tiếng Anh nên mọi việc giao dịch đều thông qua bà xã. Cuối cùng ngày đó cũng đến, tôi cam kết nhường lại công ty và chỉ nghĩ đến cái chết", ông Bảo thú thật trên sóng truyền hình.

Nguyên nhân khiến ông chủ kềm Viba nghĩ đến cái chết, là vợ ông và nhà đầu tư đã có tình cảm trong những lần giao dịch. Trong khi đó, bà nắm một nửa giá trị cổ phần doanh nghiệp còn lại, tức 35%. Vì vậy, ông đã bị đẩy ra khỏi doanh nghiệp vốn do mình gầy dựng.

Ông Bảo cũng cho biết thêm, một trong những điều cay đắng nhất trước khi rời xa thương hiệu kềm Viba là ông đã thỏa thuận không kinh doanh lĩnh vực này trong vòng 5 năm, kể từ thời điểm công ty bị thâu tóm.

Khởi nghiệp ở tuổi 60

Sau 5 năm cam kết, ông chủ kềm Viba ngày nào đã 60 tuổi, và vẫn nuôi ý chí khởi nghiệp lại từ đầu. Ông cũng chọn kềm làm điểm xuất phát.

Chia 35% cổ phần cho vợ, ông chủ kềm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn trắng tay đi khởi nghiệp lại - Ảnh 2.

Tuổi 60, người đàn ông cả đời gắn bó với chiếc kèm làm móng tiếp tục đứng lên khởi nghiệp với chiếc kềm. (Ảnh: TekNail)

"Tôi đã bán cả ngôi nhà cuối cùng của bố mẹ tôi, nhưng vẫn phải tiếp tục đứng dậy", ông Bảo nói về khó khăn khi phải đứng lên làm lại từ đầu.

Thực tế, trước khi quyết định khởi nghiệp lần nữa, người đàn ông này đã mất lòng tin vào cuộc sống, thậm chí từ những người thân bên cạnh. Trong thời gian 5 năm không thể làm kềm, ông đã vùi vào những thú chơi như loa, xe tốc độ và cả những chuyến đi phượt đường dài.

"Kềm có sức mạnh gì ghê gớm với anh vậy? Người ta thuê anh tháng lương 30 triệu anh không chịu. Tôi nói rằng mình đã làm kềm hơn nửa đời người rồi. Đừng cản tôi nữa. Cuộc sống không phải chỉ vì tiền mà vì cả lí tưởng nữa", ông Bảo nhắc về một cuộc hội thoại và quyết định trở lại giấc mơ làm kềm.

Bắt tay làm lại từ đầu, nhận thấy không thể đuổi kịp những tên tuổi đang có trên thị trường nếu tiếp tục mô hình cũ, ông Bảo mạnh dạn tìm hiểu xem thị trường ở nước ngoài khác gì Việt Nam.

"Cách sử dụng kềm của người Mỹ rất khác, họ dùng kềm sạch và phải bảo quản ngay sau khi cắt cho khách tại các tiệm nail. Nếu bị phát hiện không bảo quản, số tiền phạt rất lớn". Ông Bảo nói và cho biết hướng đi chính của doanh nghiệp mới phải là đây, chứ không thể khác.

Chia 35% cổ phần cho vợ, ông chủ kềm nổi tiếng một thời ở Sài Gòn trắng tay đi khởi nghiệp lại - Ảnh 3.

Ông Trần Vĩnh Bảo nói mình đã gắn bỏ nửa đời người với kềm, và vẫn khởi nghiệp với kềm sau thất bại. (Ảnh: TekNail)

TekNail của CEO Trần Vĩnh Bảo ra đời từ đó. Ngoài ra, doanh nghiệp của ông cũng sản xuất kềm truyền thống để đáp ứng nhu cầu một bộ phận khách hàng trong nước.

Vất vả quay trở lại ngành kềm, các sản phẩm của người từng một thời tiếng nói "có trọng lượng" trong ngành này hiện không chỉ phục vụ trong mà còn nhiều nước trên thế giới. Ông Bảo cho biết mục tiêu của TekNail là phục vụ khoảng 9 triệu sản phẩm mỗi tháng cho người tiêu dùng.

"Ngành kềm có một đặc trưng là không có máy móc dành riêng mà tự chế tạo hết. Vì vậy phải là có kinh nghiệm và có tâm với công việc này thì mới thành công. Làm 5 năm nữa thôi, tôi cũng phải nghỉ. Tôi sẵn sàng chuyển giao toàn bộ kinh nghiệm làm kềm này cho lớp trẻ", ông Bảo nói.

Với kinh nghiệm gần 40 năm trong nghề, người đàn ông từng mất doanh nghiệp sau li hôn, và hai lần khởi nghiệp với kềm, cho rằng không phải ngẫu nhiên mà số lượng tiệm nail tại Mỹ và người Việt làm nail tại đây lại nhiều đến vậy. Do đó, ông cho rằng ngành này trong tương lai sẽ rất tiềm năng bởi bất cứ thị trường nào cũng có nhu cầu.

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.