Nếu bạn là một người đam mê về virus máy tính và có thừa hơn 1 triệu USD trong nhà thì chiếc laptop cũ đời 2008 này sẽ hoàn toàn phù hợp với bạn.
Mới đây một người đàn ông Trung Quốc có tên Guo O Dong đã giao bán chiếc máy tính Samsung NC10 đời 2008 chạy hệ điều hành Microsoft Windows XP SP3 này bị nhiễm 6 loại virus nguy hiểm nhất từ trước đến nay.
Chúng bao gồm virus ILOVEYOU, một lỗi máy tính từ năm 2000 thường xuất hiện dưới dạng một bức thư tình yêu của người dùng kèm theo email và mã độc tống tiền WannaCry nhắm vào máy tính trong bệnh viện và nhà máy trên khắp thế giới vào năm 2017.
Chiếc laptop này bị nhiễm 6 loại virus nguy hiểm nhất từ trước đến nay, gồm: ILOVEYOU, MyDoom, SoBig, WannaCry, DarkTequila và BlackEnergy. (Ảnh: odditycentral).
Ngoài ra virus máy tính MyDoom còn làm cho mạng Internet toàn cầu chậm mất 10%; tăng thời gian tải xuống (load) trang web lên 50%. MyDoom và các biến thể của nó đã gây ra thiệt hại ước tính 38,5 tỷ USD trên toàn thế giới.
Một loại virus nữa cũng tồn tại trong chiếc laptop này đó là Sobig, xuất hiện ngay sau "cơn bão" Blaster", biến tháng 8/2003 trở thành tháng "tồi tệ" nhất cho người dùng máy tính doanh nghiệp và gia đình.
Phiên bản nguy hiểm nhất của virus này là Sobig.F, phát tán rộng rãi vào ngày 19/8/2003 và đã lập kỷ lục mới (sau đó bị MyDoom qua mặt) là tạo ra hơn 1 triệu bản copy của sâu chỉ trong 24 giờ đầu tiên.
Virus lây nhiễm vào máy tính thông qua tệp tin đính kèm e-mail, chẳng hạn như: application.pif, thank_you.pif... Khi được kích hoạt, sâu này sẽ tự gửi bản sao của nó tới tất cả địa chỉ liên lạc trong danh sách liên lạc của nạn nhân.
Ngày 10/9/2003, Sobig đã tự "phân huỷ" và không còn là mối đe dọa nữa. Microsoft đã treo giải thưởng 250.000USD cho những ai cung cấp thông tin về tác giả sâu Sobig, thế nhưng cho tới nay, vẫn chưa có ai làm được điều này.
Ngoài ra, chiếc laptop đời 2008 này còn chứa 2 loại virus vô cùng nguy hiểm khác là DarkTequila và BlackEnergy.
Guo nói rằng WannaCry là ví dụ hoàn hảo về cách các cuộc tấn công kỹ thuật số có thể gây ra hậu quả vật lý. Lấy ví dụ với dịch vụ y tế quốc gia của Vương quốc Anh, giá trị thiệt hại tương đương với 100 triệu USD tiền bồi thường.
Chiếc máy tính này là một phần trong dự án "The Persistence of Chaos" do nghệ sĩ Trung Quốc Guo O Dong hợp tác với công ty an ninh mạng Deep Instinct.
Những loại virus máy tính này sở hữu những cái tên vô cùng ngộ nghĩnh nhưng lại được xem là những loại virus nguy hiểm nhất trong hơn 20 năm qua.
Ước tính những loại virus này đã gây thiệt hại 95 tỷ USD trên toàn thế giới trong vòng hai thập kỷ qua. Nhưng điều đó lại không hề ngăn cản được người đàn ông Trung Quốc này đưa nó lên mạng để đấu giá.
Theo thông tin từ Odditycentral, phiên đấu giá này đã kết thúc vào hôm 27/5 và đã có người trả 1,2 triệu USD để sở hữu những loại virus nguy hiểm nhất thế giới này.
Để đảm bảo người mua chiếc máy tính không tung các loại virus lên mạng Internet, Deep Instinct đã vô hiệu hóa mọi kết nối của máy tính.
Điều này nghĩa là chiếc máy tính không thể nối mạng Internet hay bất cứ thiết bị nào khác.
Mặc dù vậy, người mua "may mắn" vẫn phải ký một giấy cam đoan rằng họ "không có ý định phát tán bất cứ loại mã độc nào".
Virus WannaCry từng làm tê liệt hàng trăm nghìn máy tính tại 150 quốc gia hồi năm 2017. (Ảnh: McAfee).
Virus WannaCry (2017)
Khi nhắc tới sự kiện công nghệ vào tháng 5/2017, bạn sẽ nhớ tới WannaCry, mặc dù chỉ kéo dài trong vài ngày, nhưng phần mềm này đã lan truyền từ 200 nghìn đến 300 nghìn máy tính trên toàn thế giới.
Nó sử dụng khai thác backdoor trong Microsoft Windows để mã hóa tất cả dữ liệu trên thiết bị và khóa các file để đòi tiền chuộc. Ransomware này có chi phí lên đến 600 USD (sử dụng Bitcoin) để giải mã thông tin, mặc dù thậm chí khi trả phí máy tính của bạn vẫn không được "cứu". Tội phạm mạng đã nhận được khoản thanh toán trên 130,600 USD.
Khi bị nhiễm, màn hình của máy tính sẽ bị khóa, hiển thị cảnh báo màu đỏ và hai lần đếm ngược, lần đếm ngược đầu tiên sẽ tăng dần yêu cầu tiền chuộc và lần sau là cảnh báo file sẽ bị xóa vĩnh viễn.
May mắn thay, Microsoft đã hành động nhanh chóng bằng cách phát hành bản cập nhật để chống lại mối đe dọa này. Một trong những nạn nhân lớn nhất là National Health Service (NHS) ở Anh và nhiều tổ chức y tế sử dụng các hệ điều hành cũ hơn bao gồm Windows XP.