Thông tin do Cục An toàn thông tin, Bộ Thông tin và Truyền thông cho biết với khuyến cáo người dùng cần khẩn trương rà soát hệ thống để phòng tránh bị thiệt hại bởi chiến dịch này.
Các biến thể của mã độc được phát hiển chủ yếu lây nhiễm qua đường email với nội dung đánh lừa người dùng mở tập tin word đính kèm. Tin tặc thậm chí còn sử dụng máy tính bị nhiễm để tấn công từ chối dịch vụ DDoS vào hệ thống lớn, gây thiệt hại nghiêm trọng trên diện rộng.
"Để phòng tránh sự lây lan mã độc, người dùng không nên mở tập tin đính kèm từ các email không rõ nguồn gốc, bên cạnh sử dụng các công cụ diệt mã độc để an toàn hơn cho mình', thông tin khuyến cáo.
Hơn 400.000 IP máy tính và 16 biến thể mã độc được phát hiện trong đợt tấn công mạng qui mô lớn tại Việt Nam. (Ảnh minh họa: HackerCombat).
Tấn công mạng qui mô lớn trước đó từng xảy ra tại Việt Nam với mục tiêu hướng đến ngành Tài chính Ngân hàng, khiến nhiều tổ chức tín dụng phải nâng cao mức độ cảnh báo trên toàn hệ thống.
Riêng với các biến thể mã độc được cho là khó lường, vì thế hệ thống người dùng phải luôn đặt trong tình trạng cảnh giác cao độ trước những đợt tấn công mạng ồ ạt này.
Biến thế mã độc cũng được cho là các để tin tặc trục lợi nhiều hơn khi có thể sử dụng để tấn công diện rộng.
Gần đây nhất là mã độc CamuBot với biến thể mới đã trực tiếp làm nhiều cơ quan hành chính công gặp nguy hiểm khi không chỉ ngụy trang mà còn cả trục lợi chiếm đoạt tiền.