Dù nhiều cuộc thăm dò trước đó cho thấy tỉ lệ ủng hộ bà Hillary Clinton cao hơn hẳn so với ông Donald Trump, cuối cùng, vị tỉ phú bất động sản cũng đã bước chân vào làm chủ Nhà trắng.
Nhiều người dân Mỹ đã đổ ra đường biểu tình thể hiện sự phản đối của họ với kết quả bầu cử. Trong khi đó, có những người cho rằng chiến thắng của ông Trump là do tác động của Facebook.
Tỉ phú Donald Trump thắng cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ vào chiều qua, theo giờ Việt Nam. |
Facebook và thuật toán hiển thị News Feed (bản tin mới) của họ tìm cách xác định những nội dung bạn (tỏ ra) yêu thích và cố gắng đưa những nội dung tương tự cho bạn đọc, níu giữ bạn ở lại mạng xã hội này càng lâu càng tốt. Và vấn đề là họ không hề phân biệt thông tin chính xác và tin đồn hay chuyện bịa đặt.
Trong cuốn sách "The Filter Bubble" của Eli Pariser, tác giả đã đề cập tới việc Internet có thể "lừa dối" chúng ta như sau: xét cho cùng, một nền dân chủ thực sự hiệu quả chỉ khi người dân có thể vượt qua sự ích kỷ. Từ đó, người ta có thể đồng quan điểm với nhau để cùng xây dựng thế giới. Trong khi đó, hiệu ứng bong bóng (filter bubble) lại thổi phồng cái tôi cá nhân hẹp hòi. Hiệu ứng này chỉ tốt khi người ta muốn mời chào mua hàng online, chứ không hề tốt cho việc hiệp nhất mọi người lại với nhau.
Với trường hợp của Facebook, khi một ai đó chia sẻ một câu chuyện phù hợp với quan điểm của bạn, theo lẽ tự nhiên, bạn sẽ có tương tác (like, view, comment hay share) với câu chuyện đó. Và thuật toán của Facebook sẽ tiếp tục "nhồi" cho bạn những câu chuyện liên quan, hoặc tương tự.
Một người dùng Twitter tại Mỹ cho rằng Facebook ưu tiên tính liên quan hơn là sự thật. |
"Cảm ơn Facebook vì thuật toán hay ho của họ đã "nhồi" những tin tức thiếu chính xác, khiến người dùng suy nghĩ sai lệch. Thật là hữu ích! Giờ thì sự thật không còn tồn tại nữa!" |
Bạn cũng không thể dành cả ngày để xem chuyện gì đang diễn ra trên Facebook. Do đó mà mạng xã hội này cũng chỉ có thể cung cấp một lượng tin tức liên quan nhất định. Các thông tin trái chiều (với nội dung mà bạn đã tương tác) sẽ không còn cơ hội xuất hiện. "Quả bong bóng" niềm tin của bạn được thổi lên to hơn nữa.
Một nghiên cứu mới đây của Pew Research Center cho thấy, có tới 63% người trưởng thành ở Mỹ coi Facebook như một nguồn tin tức tin cậy. Và đó là mấu chốt của việc những người bất mãn với Donald Trump đổ lỗi cho mạng xã hội này.
Đương nhiên, Facebook không đồng tình với những lời kết tội này. Ông chủ của Facebook Mark Zuckerberg cho rằng: họ chỉ là một công ty công nghệ, chứ không đóng vai trò công ty truyền thông. Người dùng mới là những người sản xuất nội dung, còn nhiệm vụ của họ là đưa tới cho người dùng những trải nghiệm tốt nhất.
'Bão' quảng cáo Facebook Messenger sắp ập tới
Dường như doanh thu khổng lồ từ quảng cáo trên Facebook vẫn chưa làm cho mạng xã hội này "thỏa mãn". |