Theo kết quả điều tra của cơ quan công an, đối tượng cầm đầu Nguyễn Đức Thành, giám đốc công ty Nam Long từng tốt nghiệp Đại học Luật nên rất am hiểu pháp luật và có nhiều thủ đoạn đối phó với cơ quan chức năng.
Nguyễn Đức Thành là giám đốc điều hành toàn bộ hoạt động của tổ chức tín dụng đen. |
Mặc dù hoạt động trong “thế giới ngầm” với vai trò là ông “trùm”, nhưng Thành là đối tượng chưa tiền án, tiền sự. Đồng thời, nhiều nhân viên cũng chưa có tiền án, tiền sự, có học hành tử tế.
Việc tuyển dụng nhân viên có lý lịch “sạch”, có tiêu chí cho vay rõ ràng nên nhiều khách hàng nhầm tưởng Công ty Nam Long là một công ty tài chính thực sự, được cấp phép nên đăng ký vay.
Mô hình cấu trúc công ty rất bài bản, từ chủ tịch HĐQT, giám đốc, đến hệ thống quản lý nhân sự, khách hàng.
Để thu hút khách hàng vay, Thành chỉ đạo đồng bọn đăng thông tin trên mạng để khách hàng biết đến; trực tiếp tìm hiểu nhu cầu vay vốn của những người dân trên địa bàn rồi đến gặp gỡ, đề xuất việc cho vay với thủ tục nhanh gọn.
Hơn nữa, vì có phương pháp làm khác với những nhóm cho vay lãi nặng thông thường nên tổ chức tín dụng đen của Nguyễn Đức Thành nhanh chóng vươn xa được đến các địa phương. Hơn nữa, bản thân Thành từng mở tiệm cầm đồ nên có kinh nghiệm, hiểu biết về lĩnh vực này.
Tổ chức tín dụng đen của Nguyễn Đức Thành và Nguyễn Cao Thắng nhanh chóng vươn xa đến các địa phương trong thời gian ngắn hoạt động. |
Thành đã soạn ra hẳn “giáo trình” để đào tạo nhân viên, cách thẩm định tín dụng, phương pháp đòi nợ, các tình huống xử lí khi khách hàng chây ì không trả nợ.
Thậm chí Thành còn dạy nhân viên biện pháp để biến mình thành bị hại hoặc người làm chứng khi đi đòi nợ gặp tình huống khách hàng tự huỷ hoại tài sản.
Thượng tá Lê Khắc Minh, Trưởng phòng Cảnh sát hình sự, Công an tỉnh Thanh Hóa, cho biết: Mặc dù quy chế công ty được xây dựng theo hướng không dùng bạo lực để đòi nợ nhưng thực tế nhân viên của công ty thường xuyên sử dụng cách thức đe dọa bạo lực. Thậm chí, chúng sẵn sàng sử dụng bạo lực như gây rối, cưỡng chế thu hồi nợ khi cần thiết.
Không chỉ dùng bạo lực với khách hàng mà tổ chức tín dụng này còn có những hình thức "kỷ luật" theo kiểu thời trung cổ với nhân viên. |
Đội “xử lý nợ xấu” sẽ gọi điện cho khách hàng đe dọa, sau đó có từ 2 - 4 đối tượng sẽ đến nhà khách hàng đòi nợ bằng cách khủng bố tinh thần như ăn, ngủ tại nhà, chửi bới, gây sức ép.
Nếu tất cả những việc trên vẫn không đòi được, chúng tổ chức người theo dõi người nhà của khách hàng đe dọa sẽ hành hung.
Trong số những người bị siết nợ phải kể đến trường hợp bà N.T.X, ở Trấn Yên, Yên Bái. Bà X làm trang trại, có hàng chục con dê, lợn sắp đến kỳ xuất chuồng nhưng vì thiếu vốn, không đủ tiền mua cám nên đã vay của Công ty Nam Long 70 triệu đồng với gói “lãi góp” 41 ngày.
Bà X. đã trả 20 triệu đồng, đến hạn, bà X. chưa có tiền trả, các đối tượng đi 2 xe ôtô đến bắt tất cả gia súc, gia cầm gồm 21 con dê, hơn 30 con lợn với tổng giá trị hơn 100 triệu đồng của gia đình bà X. Mặc dù đã lấy toàn bộ tài sản của bà X., các đối tượng tuyên bố bà vẫn còn nợ 5 triệu đồng nữa.
Đại tá Khương Duy Oanh, Phó Giám đốc, Phó trưởng Ban Thường trực Ban chuyên án, cho biết: Ngay sau khi anh Nguyễn Văn Minh bị chết, lập tức các chi nhánh khác của Công ty Nam Long đã đóng cửa, gỡ biển, thay điện thoại, xoá dấu vết.
Các bị hại ở nhiều địa phương khác nhau nên việc gặp gỡ, lấy lời khai gặp nhiều khó khăn. Hơn nữa, nhiều người có liên quan đến việc vay nợ không muốn tố cáo các đối tượng, sợ bị trả thù... Chính vì vậy, công tác điều tra, thu thập tài liệu gặp nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, ban chuyên án đã huy động những trinh sát, điều tra viên am hiểu về các lĩnh vực tài chính, kế toán, công nghệ cao để lần tìm trên hệ thống tài khoản, danh sách khách hàng, số tiền để lần ra bị hại.
Đến nay, Cơ quan CSĐT đã khám xét hàng chục điểm ở nhiều tỉnh, thành phố, thu được một số tài liệu liên quan đến hoạt động cho vay lãi nặng của Công ty Nam Long; đã tiến hành triệu tập và làm việc với 10/26 trưởng khu vực.
Đồng thời,lực lượng chức năng đã xác định có 368 khách hàng làm hồ sơ vay tiền. “Tập đoàn Nam Long” có 70 tài khoản tại các ngân hàng khác nhau. Qua sao kê 30 tài khoản, Cơ quan CSĐT Công an tỉnh Thanh Hoá xác định có trên 200 bị hại chuyển vào với tổng số tiền lên đến hơn 510 tỷ đồng.
Các chi nhánh của Nam Long đều đăng ký kinh doanh dưới tên chi nhánh Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và kỹ thuật xây dựng Thành Nam. |
Tại cơ quan Công an, Nguyễn Đức Thành thừa nhận là người điều hành Cty Nam Long. Các chi nhánh của Nam Long đều đăng ký kinh doanh dưới tên chi nhánh Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và kỹ thuật xây dựng Thành Nam. Trong 26 chi nhánh, mới đăng ký hoạt động 13 chi nhánh, số còn lại hoạt động “chui”.
Về việc đặt ra luật lệ hà khắc đối với nhân viên, theo Nguyễn Đức Thành, việc kỷ luật nghiêm để giữ uy tín cho công ty và khiến những nhân viên khác không dám vi phạm.
Hiện nay, Cơ quan CSĐT tiếp tục điều tra mở rộng chuyên án, xác định bị hại, xác định số lượng tiền vay, số tiền tổ chức này chiếm đoạt; làm việc với hệ thống ngân hàng, trưởng chi nhánh các khu vực để xác định tổng số tiền giao dịch.
Vỏ bọc của đường dây 'tín dụng đen' Nam Long lớn nhất nước
Từ cái chết của một người do đa chấn thương bị bỏ lại tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Thanh Hóa, Cơ quan Công an ... |
Tin tức pháp luật: Bắt ông Trần Bắc Hà, công ty Nam Long phạt nhân viên như thời trung cổ
Tin tức pháp luật hôm nay, 29/11, gồm có: Bắt ông Trần Bắc Hà, công ty Nam Long phạt nhân viên như thời trung cổ, U70 ... |
'Tập đoàn Nam Long' phạt nhân viên như thời trung cổ
Các đối tượng đưa ra 1 bát cơm và 1 bát phân bắt nhân viên bị phạm lỗi chọn 10 lần, nếu bò đến bát ... |