Chính thức hoãn Olympic 2020 vì dịch Covid-19

Hôm nay, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe và Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế (IOC) Thomas Bach đã đồng ý hoãn Thế vận hội đến năm 2021.

IOC đã phải đối mặt với việc bị gia tăng áp lực hoãn tổ chức Thế vận hội 2020, dự kiến ban đầu sẽ diễn ra từ ngày 24/7 đến 9/8, trong bối cảnh dịch Covid-19 bùng phát trên toàn cầu.

Trong thông báo của IOC, sự kiện sẽ diễn ra vào năm 2021 và vẫn sẽ được đặt tên là Tokyo 2020 mặc dù bị hoãn lại.

Tuyên bố từ ban tổ chức IOC và Tokyo 2020 có đoạn: "Chủ tịch IOC và Thủ tướng Nhật Bản đã kết luận Thế vận hội phải được dời lại nhưng không muộn hơn mùa hè năm 2021, để bảo vệ sức khỏe của các vận động viên, mọi người tham gia Thế vận hội Olympic và cộng đồng quốc tế".

Chính thức hoãn Thế vận hội 2020 - Ảnh 1.

Hoạt động rước đuốc Olypmic dự kiến trước Thế vận hội hiện đã bị hủy bỏ (Ảnh: CNN).

"Các nhà lãnh đạo thống nhất Thế vận hội Olympic ở Tokyo có thể trở thành ngọn hải đăng hi vọng cho thế giới trong những thời điểm khó khăn này và ngọn lửa Olympic có thể trở thành ánh sáng ở cuối đường hầm của thế giới. Vì vậy, mọi người đã đồng ý rằng ngọn lửa Olympic sẽ ở lại Nhật Bản."

Trong thời bình, Thế vận hội chưa bao giờ bị lùi lại. Vào năm 1916, 1940 và 1944, Thế vận hội đã bị hủy tổ chức vì chiến tranh thế giới.

Vào ngày 17/3, Bộ trưởng Olympic Nhật Bản Seiko Hashimoto cho biết, nước này đang lên kế hoạch tổ chức một Thế vận hội "hoàn chỉnh". Điều đó có nghĩa là: Thế vận hội "sẽ bắt đầu đúng theo lịch dự kiến và có khán giả tham dự".

Cuối tuần trước, IOC cho biết đang cân nhắc một số phương án trong đó có thể sẽ hoãn lại hoặc sửa đổi Thế vận hội để sự kiện này vẫn có thể diễn ra như dự kiến vào tháng 7 này.

Tuy nhiên, ngày càng có nhiều quốc gia phản đổi việc tổ chức Thế vận hội theo kế hoạch khi dịch Covid-19 bùng phát với 381.000 người trên toàn thế giới nhiễm dịch.

Úc và Canada đều tuyên bố sẽ không gửi vận động viên đến Tokyo trong năm nay. Mỹ, Đức và Ba Lan kêu gọi hoãn Thế vận hội cho đến năm 2021.

Trong khi đó, các vận động viên, những người không thể tập luyện do cơ sở luyện tập đóng cửa và phải hạn chế tiếp xúc với huấn luyện viên, cùng các đối tác đào tạo cũng đã lên tiếng phản đối Thế vận hội diễn ra theo kế hoạch.

Các sự kiện thể thao đã tạm dừng trong bối cảnh dịch bệnh bùng phát. Euro 2020 sẽ được chuyển sang năm sau.

Hoãn Thế vận hội 2020 sẽ gây tổn thất tài chính lớn.

Theo các nhà tổ chức cho biết vào tháng 12, chi phí thực hiện là khoảng 1,35 nghìn tỉ yên (12,35 tỉ USD). Nhà tài trợ, công ty bảo hiểm và đài truyền hình cũng đã cam kết hàng tỉ USD cho Thế vận hội.

Một số chuyên gia tin rằng, con số xác thực có thể là 25 tỉ USD, phần lớn trong số đó đã được chi cho các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn như mạng lưới giao thông, khách sạn và địa điểm tổ chức thi đấu mới.

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.