Chớ nhầm lẫn 'kỹ năng sư phạm' với 'năng khiếu sư phạm' mà oan cho giáo viên

Nhiều thầy cô cho rằng, đừng nhầm lẫn "kỹ năng sư phạm" với "năng khiếu sư phạm" mà oan cho họ khi có thông tin nói gần 70% giáo viên thiếu năng khiếu sư phạm.
cho nham lan ky nang su pham voi nang khieu su pham ma oan cho giao vien '70% giáo viên đứng lớp thiếu năng khiếu sư phạm và cần bồi dưỡng'
cho nham lan ky nang su pham voi nang khieu su pham ma oan cho giao vien Thứ trưởng Bộ GD&ĐT: Sẽ xem xét không cho Hội phụ huynh thu tiền để tránh biến tướng
cho nham lan ky nang su pham voi nang khieu su pham ma oan cho giao vien Ba nội dung mấu chốt của Giáo dục phổ thông cần tháo gỡ
cho nham lan ky nang su pham voi nang khieu su pham ma oan cho giao vien Dạy kiến thức giới tính từ lớp 4 có quá sớm?

Thông tin về con số gần 70% giáo viên đứng lớp đang thiếu năng khiếu sư phạm do đại biểu Nguyễn Đình Anh - Nguyên Trưởng Phòng Giáo dục chuyên nghiệp, Sở GD&ĐT tỉnh Nghệ An đưa ra tại Hội thảo Giáo dục 2017 mới đây đã lập tức thu hút sự quan tâm, phản ứng từ dư luận, nhất là các thầy cô giáo.

Con số gần 70% đó lấy từ đâu ra?

Qua ý kiến từ nhiều thầy cô cho rằng, đừng nhầm lẫn giữa khái niệm "kỹ năng sư phạm" với "năng khiếu sư phạm" mà oan cho họ khi có thông tin nói gần 70% giáo viên thiếu năng khiếu sư phạm.

cho nham lan ky nang su pham voi nang khieu su pham ma oan cho giao vien
Thầy giáo Trần Trung Hiếu (đứng). Ảnh: NVCC.

Thầy giáo Trần Trung Hiếu - Giáo viên dạy Lịch sử Trường THPT chuyên Phan Bội Châu (Nghệ An) thẳng thắn cho biết: "Với tư cách là một giáo viên phổ thông trực tiếp đứng lớp, tôi hoàn toàn không đồng tình với con số gần 70% giáo viên không có năng khiếu sư phạm mà ông Đình Anh đưa ra. Tỉ lệ này được đưa ra trên cơ sở nào hay chỉ là một việc 'chém gió'?

Giả sử, vị này nói rằng thông qua một khảo sát thực tiễn ở một số trường phổ thông và đưa ra con số cuối cùng. Chứ nếu nói một cách rất chung chung và hơi hồ đồ, thiếu cơ sở nên giáo viên phản ứng thì cũng là điều đương nhiên. Tâm lý của đa số các thầy cô đứng trên bục giảng thường rất coi trọng danh dự cá nhân, danh dự nghề nghiệp, danh dự bộ môn, thương học trò là số một.

Tuy nhiên cũng có một số ít giáo viên thiếu tâm huyết, không có nghĩa tỉ lệ này áp đảo tỉ lệ kia. Nhận định của ông Đình Anh như vậy là đang phủ nhận sự tâm huyết, nỗ lực và năng lực của nhiều thầy cô giáo phổ thông từ mầm non đến THPT và Đại học. Việc đưa ra kết con số gần 70% trên tôi cho là không có cơ sở".

Cũng theo thầy giáo Trần Trung Hiếu, hiện nay Bộ GD&ĐT đang đổi mới căn bản và toàn diện nền giáo dục theo tinh thần Nghị quyết 29 của Bộ Chính trị. Trong đó, đổi mới phương pháp giảng dạy chiếm một vị trí quan trọng. Chúng ta cần phân biệt rõ 'năng lực sư phạm" sẽ khác so với khái niệm "năng khiếu sư phạm". Có thể hiểu ngắn gọn rằng, những thầy cô giáo được đào tạo ở các trường sư phạm chính quy thì đều có năng lực của người thầy.

"Thầy cô có năng khiếu sư phạm phải là những giáo viên có tâm huyết, yêu nghề yêu trò, tinh thần cầu tiến học hỏi và phải có lòng tự trọng nghề nghiệp. Luôn xem học trò là đối tượng chính để mình cống hiến thì mới hình thành nên những tài năng sư phạm. Việc đưa ra các con số thống kê cần phải được thực hiện một cách thận trọng, có sở khoa học chứ không thể nôn nóng mà công bố một cách bâng quơ được", thầy Hiếu cho biết thêm.

Đừng đánh đồng khái niệm mà oan cho giáo viên

Theo cô giáo Đặng H.M. - đang là giáo viên dạy tiểu học ở quận Hà Đông (Hà Nội), năng lực sư phạm là năng lực truyền đạt kiến thức cho học trò. Còn năng khiếu sư phạm đòi hỏi ở mức cao hơn. Đó phải là những giáo viên tâm huyết, luôn luôn có ý thức trau dồi năng lực chuyên môn và phương pháp sư phạm. Khi năng lực sư phạm được tích lũy qua nhiều năm, khi đó sẽ tạo ra những thầy cô có năng khiếu sư phạm.

cho nham lan ky nang su pham voi nang khieu su pham ma oan cho giao vien
Ảnh minh họa: Đình Tuệ.

Bên cạnh đó, cô H.M. cũng lưu ý: Về kỹ năng sư phạm và năng lực sư phạm của giáo viên, BGH các nhà trường đóng vai trò chủ đạo trong việc bồi dưỡng cho giáo viên hàng ngày, hàng tuần, nhất là buổi sinh hoạt chuyên môn. Thực tế cho thấy, việc phân hóa nghề nghiệp ở nước ta theo khả năng và năng khiếu là không nhiều, mà chủ yếu là theo hoàn cảnh.

"Riêng ngành sư phạm như năm vừa rồi, thi tuyển dưới 10 điểm đã đỗ mà các em thí sinh cũng vẫn không vào học bởi thực tế xã hội khó khăn như hiện nay nên không tuyển được. Ở đây có thể do cách tư duy nhìn nhận vấn đề cần đi từ cơ bản mà xét lên nên chúng ta vẫn thiếu tính đồng bộ.

Đối với người giáo viên, không phải ai cũng có kỹ năng sư phạm ngay từ gốc theo bản năng được mà phải qua quá trình trau dồi. Phải có kỹ năng sư phạm thì giáo viên mới được đứng lớp dạy học sinh. Chúng ta không nên đánh đồng hai khái niệm giữa 'kỹ năng sư phạm' với 'năng khiếu sư phạm' mà đưa ra con số trên, sẽ oan cho các giáo viên", cô giáo H.M. tâm sự.

Ngoài ra, cô giáo tiểu học này cũng quan điểm, đa số giáo viên một khi đã xác định theo nghề sư phạm thì đều phải có tâm với nghề mới làm được nghề. Còn chẳng may xảy ra tình huống phát sinh nào đó, kỹ năng xử lý của giáo viên cần được nâng cao hơn trong bối cảnh xã hội đang nhìn giáo dục với cái nhìn khắt khe hơn.

"Những thầy cô có năng khiếu hay tài năng sư phạm thường sẽ được học trò nhớ rất lâu. Giáo viên nào có năng khiếu sư phạm thì đến giờ dạy nào, học trò thường rất hào hứng học bài và ngược lại. Cho dù cùng một đơn vị kiến thức như nhau nhưng mỗi người sẽ có cách giảng bài khác nhau. Do đó, việc trau dồi kỹ năng sư phạm là vô cùng cần thiết", cô giáo H.M. nêu quan điểm.

cho nham lan ky nang su pham voi nang khieu su pham ma oan cho giao vien '70% giáo viên đứng lớp thiếu năng khiếu sư phạm và cần bồi dưỡng'

Theo đại biểu đến từ Sở GD&ĐT Nghệ An, thống kê có khoảng 70% giáo viên đứng lớp thiếu năng khiếu sư phạm và cần ...

chọn
Đề xuất ưu đãi thuế bất động sản cho Việt kiều
Với Luật Đất đai 2024 đang được kỳ vọng có liệu lực sớm từ 1/7, quyền sử dụng đất đối với Việt kiều sẽ được mở rộng. VARS kiến nghị cần thiết lập chính sách ưu đãi như giảm hoặc miễn thuế cho Việt kiều đầu tư vào địa ốc.