‘Choáng’ với 72h đầu của em bé hết được mẹ rồi đến bố da tiếp da trong bệnh viện

72 giờ đầu đời ở bệnh viện, bé Chelsea (TP HCM) được da tiếp da với mẹ để ngửi mùi mẹ, nghe hơi thở mẹ, nhịp tim và giọng nói của mẹ. Khi mẹ nghỉ ngơi thì ngực ba là giường ngủ của em.
 
choang voi 72h dau cua em be het duoc me roi den bo da tiep da trong benh vien
Bé Chelsea lần lượt được mẹ và bố da tiếp da sau sinh.

72h đầu ở bệnh viện của bé Chelsea (TP HCM)

Bé Chelsea chào đời xong không cần tắm ngay mà chỉ lau khô để màng dịch Vernix bảo vệ lớp da. Sau 24 giờ có y tá đến tắm cho bé và những ngày sau về nhà 2-3 ngày/ lần tắm. Mẹ bé sinh bé lúc sáng, đến chiều mẹ được tắm, thay quần áo và những ngày sau ngày nào cũng tắm.

Bé được da tiếp da với mẹ để ngửi mùi mẹ, nghe hơi thở mẹ, nhịp tim và giọng nói của mẹ. Bé khóc ít vì không bị tách mẹ, không bị quấn hay cách ly khỏi mẹ. Khi mẹ nghỉ ngơi thì ngực ba là giường ngủ của em.

Bé chỉ cần mặc bỉm, mặc áo không cài cúc nằm trên ngực trần của mẹ. Bé nằm tư thế như con ếch.

Da tiếp da là phương pháp đặt bé sơ sinh lên bụng/ ngực trần của mẹ sau vài phút vừa lọt lòng mẹ. Những lợi ích to lớn về sức khỏe cũng như tinh thần của bé khi được da tiếp da với được khoa học chứng minh rõ ràng. Thực hành da tiếp da là quy định bắt buộc của nhiều bệnh viện ở nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam.

Thế nhưng, dù nhiều lý do mà thực hành da tiếp da cho trẻ sơ sinh ở Việt Nam còn chưa được chú ý. Nhiều mẹ đến ngày sinh nở vẫn khá mơ hồ về phương pháp này, chưa hiểu tầm quan trọng của da tiếp da, dẫn đến bỏ lỡ cơ hội được ấp con, kề bên con trong 72 giờ đầu sau sinh quý giá.

Thế nên việc một em bé được da tiếp da trọn vẹn với mẹ và cả bố trong suốt 72 giờ đầu sau sinh ở bệnh viện gây bất ngờ với nhiều người. Đó là bé Chelsea, con chị Nguyễn Thị Phượng và anh Nguyễn Đức Tục (Quận 2, TP HCM).

choang voi 72h dau cua em be het duoc me roi den bo da tiep da trong benh vien
Vợ chồng chị Phượng, anh Tục (TP HCM) hạnh phúc đón con gái đầu lòng.

Kiên định da tiếp da với con càng nhiều càng tốt

Chị Phượng sinh bé Chelsea vào tháng 6 vừa qua tại Bệnh viện Từ Dũ (TP HCM). Đây là bệnh viện thực hành rất tốt chậm kẹp dây rốn và da tiếp da. Dẫu vậy, trong lần sinh nở, chị Phượng rất chủ động để chắc chắn con được như vậy. Ngoài việc nói trước với bác sĩ, ê kíp đỡ đẻ về mong muốn được cho con chậm kẹp dây rốn và da tiếp da, chị Phượng còn theo dõi đồng hồ, thấy hơn 3 phút, thì hỏi lại bác sĩ một lần nữa. Khi đó bác sĩ trả lời dây rốn đã ngừng đập và mới cắt.

Ngay sau khi bé Chelsea chào đời, bé được lau qua người và nằm ngay trên ngực mẹ. Nhớ lại giây phút đó, chị Phượng chia sẻ:“Cảm giác hạnh phúc vô cùng, con khóc trong tiếng cười hạnh phúc của ba mẹ, con yêu bé nhỏ với trái tim mạnh mẽ và làn da ấm nóng đang nằm ngay trên ngực mẹ. Sau đó con nín khóc và mở mắt nhìn mẹ, nhìn xung quanh. Đó là giây phút hạnh phúc nhất của vợ chồng mình. Vợ chồng mình chào con, chúc con và hát cho con nghe bài hát mà vợ chồng mình thường hát khi con còn trong bụng mẹ”.

choang voi 72h dau cua em be het duoc me roi den bo da tiep da trong benh vien
Hai vợ chồng trao đổi kiến thức chuẩn bị cho cuộc sinh.

Chị Phượng cho biết thêm, sau sinh 1 giờ chị vẫn kiên định tiếp tục da tiếp da càng nhiều càng tốt với con, cho dù y tá bảo nếu cho con nằm vậy sẽ khó thở, trào ngược, bám mẹ sau này.

Khi chị Phượng cần nghỉ ngơi hoặc đi ăn uống thì chồng chị - anh Nguyễn Đức Tục sẽ nhận nhiệm vụ ấp con.

choang voi 72h dau cua em be het duoc me roi den bo da tiep da trong benh vien
Anh Tục hạnh phúc khi được da tiếp da với con ngay trong bệnh viện.

Anh Tục nói: “Trong quá trình mang thai, vợ chồng mình thường nói chuyện, hát cho con nghe. Mình hay hôn lên bụng bầu của vợ. Càng gần đến ngày sinh nở thì càng mong ngóng để gặp con. Khi được tiếp da với con mình cảm thấy lâng lâng hạnh phúc.Trong khi những gia đình khác ở cùng phòng đều quấn con và cho con nằm giường riêng, thì vợ chồng mình thay nhau ấp con. Họ cũng thắc mắc sao không quấn con lại, sao không mặc áo, đi vớ cho con, nằm như thế con sẽ bị khó thở, con bị nôn trớ, sẽ bám mẹ sau này.

Sinh nở thuận lợi hơn khi có người bạn đời đồng hành

choang voi 72h dau cua em be het duoc me roi den bo da tiep da trong benh vien
Chị Phượng viết nhanh dặn chồng trong lúc đang có dấu hiệu chuyển dạ ở nhà.

Chị Phượng sinh thường. Trong suốt quá trình chuyển dạ, chị luôn có chồng là bạn đồng hành. Chị chia sẻ chị có dấu hiệu chuyển dạ lúc 12h đêm. Khi ấy, chị Phượng còn cẩn thận đến mức viết một tờ giấy đưa cho chồng, ghi rõ những việc cần lưu ý để đảm bảo 100% con được chậm kẹp dây rốn và da tiếp da. Vì hai vợ chồng đã bàn bạc và thống nhất từ trước, nên chị tin tưởng chồng sẽ thực hiện theo những gì vợ dặn dò.

Chị Phượng chọn dịch vụ sinh gia đình nên có chồng ở bên khi nằm trên bàn sinh. Chị chia sẻ:“Có chồng ở bên động viên nên mình cảm thấy bình tĩnh và đỡ đau hơn. Nhớ lại, bản thân mình thấy thật bình an, hạnh phúc và tự tin trong việc chào đón thành viên mới”.

choang voi 72h dau cua em be het duoc me roi den bo da tiep da trong benh vien
Bé Chelsea được bố và mẹ cho đi tắm nắng.

Còn với anh Tục, sau khi vợ sinh bé, anh làm "chân chạy" trong bệnh viện, mua những đồ dùng cần thiết khi vợ chưa ra ngoài được, phụ giúp vợ tắm, thay bỉm cho con. Anh cho biết lần đầu làm bố nên nhiều bỡ ngỡ, chưa giúp gì cho vợ nhiều, chỉ biết hỏi vợ có lo lắng gì không khi chăm con và thi thoảng kể chuyện vui cho vợ nghe.

Hiện tại, bé Chelsea nhà anh chị đã hơn 5 tháng tuổi. Nhờ áp dụng da tiếp da với con từ sớm và kiên trì da tiếp da những ngày sau đó, mà chị Phượng gặp nhiều suôn sẻ trong việc nuôi con sữa mẹ. Chồng chị - anh Tục cũng rất ủng hộ vợ, bởi anh hiểu tầm quan trọng của sữa mẹ đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh. Anh cho biết thêm gia đình anh có 6 anh chị em nhưng đều lớn lên bằng sữa mẹ. Khi biết vợ tìm hiểu những thông tin về sữa mẹ, anh rất muốn đồng hành cùng vợ, nuôi con thuận theo tự nhiên, và tin bản năng của một người mẹ.

(Ảnh: NVCC)

chọn
TP HCM chốt phương án điều chỉnh quy hoạch chung
Theo Đồ án điều chỉnh quy hoạch chung TP HCM đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2060 vừa được thông qua, thành phố dự kiến hình thành và phát triển thành 5 phân vùng.