Chồng đã mất có được đứng tên nhà đất cùng vợ?

Nay ông mất không để lại di chúc, ngôi nhà và mảnh đất đứng tên ông mà không có tên bà. Vậy chúng tôi muốn làm giấy tờ nhà đất đứng tên cả ông và bà thì có được không?

Hai vợ chồng tôi ở với ông bà nội của chồng do bố mẹ chồng tôi đã mất trước đó từ lâu. Ông bà cũng chỉ có một mình bố chồng tôi là con. Nay ông mất không để lại di chúc, ngôi nhà và mảnh đất đứng tên ông mà không có tên bà. Vậy chúng tôi muốn làm giấy tờ nhà đất đứng tên cả ông và bà thì có được không? Thủ tục cần những gì? Xin cảm ơn.

chong da mat co duoc dung ten nha dat cung vo
Ảnh minh họa

Do bạn không nêu rõ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của ông nội chồng bạn đứng tên có trước hay trong thời kỳ hôn nhân nên có hai trường hợp sau:

Trường hợp 1. Quyền sử dụng đất là tài sản riêng đứng tên ông nội chồng.

Khi ông nội chồng qua đời mà không để lại di chúc thì mảnh đất và ngôi nhà này sẽ được chia theo pháp luật, tức chia cho những người ở hàng thừa kế thứ nhất, bao gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết (theo điểm a khoản 1 Điều 651 Bộ luật Dân sự 2015). Mỗi người sẽ được chia 1 phần bằng nhau.

Về quyền sử dụng đất là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân

Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định:

“1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.

Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng…”.

Quyền sử dụng đất trong thời kỳ hôn nhân của ông bà bạn căn cứ theo Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 thì tài sản có trong thời kỳ hôn nhân nếu không chứng minh được là tài sản riêng thì đó là tài sản chung.

Nếu quyền sử dụng đất là tài sản chung của vợ chồng ông bà nội bạn thì khi ông qua đời mà không để lại di chúc thì một nửa giá trị mảnh đất và căn nhà này sẽ thuộc về bà nội bạn, 1/2 quyền sử dụng đất sẽ thuộc về ông nội chồng bạn. ½ quyền sử dụng đất của ông nội chồng bạn sẽ được chia thừa kế theo pháp luật, tức chia cho bà nội bạn, bố chồng bạn.

Về thừa kế thế vị.

Do bố mẹ chồng bạn đã mất trước ông nội nên theo quy định tại Điều 652 Bộ luật Dân sự 2015: Trường hợp con của người để lại di sản chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của cháu được hưởng nếu còn sống; nếu cháu cũng chết trước hoặc cùng một thời điểm với người để lại di sản thì chắt được hưởng phần di sản mà cha hoặc mẹ của chắt được hưởng nếu còn sống.

Bố chồng bạn mất trước ông nội chồng bạn nên phần di sản mà bố chồng bạn được hưởng nếu còn sống sẽ để lại cho chồng bạn.

Như vậy, bà nội bạn đều phải thực hiện khai nhận di sản thừa kế của ông nội chồng bạn. Sau đó, bà nội bạn và chồng bạn có thể thỏa thuận về việc bà nội bạn sẽ nhận toàn bộ mảnh đất và ngôi nhà này đồng thời bà nội bạn sẽ thanh toán giá trị tương ứng với phần tài sản mà chồng bạn được hưởng. Thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế này phải được lập thành văn bản được công chứng. Sau khi thực hiện xong việc khai nhận di sản thừa kế thì thực hiện việc sang tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Về thủ tục sang tên quyền sử dụng đất, bạn chuẩn bị một bộ hồ sơ gửi đến Văn phòng đăng ký đất đai cấp huyện. Hồ sơ gồm:

- Đơn đề nghị cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở, tài sản khác gắn liền với đất;

- Bản gốc Giấy chứng nhận đã cấp;

- Văn bản khai nhận di sản thừa kế.

Luật sư Phạm Thị Bích Hảo, Giám đốc Công ty luật TNHH Đức An, Thanh Xuân, HN

chọn
Cận cảnh công viên hơn 7 ha ở huyện Gia Lâm đang xây dựng
Huyện Gia Lâm chuẩn bị cưỡng chế hơn 7 ha đất để xây dựng hoàn thiện dự án công viên trị giá gần 290 tỷ đồng.