Chống ngập bằng lu: Nhật Bản, Philippines cũng dùng?

Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân cho biết kinh nghiệm dùng lu chống ngập được bản thân học hỏi từ thành quả của Nhật Bản, Philippines.

Ngày 13/7, bên lề kì họp lần thứ 15 HĐND TP HCM khoá IX, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân (Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Dân tộc học - Nhân học TP HCM) xúc động khi chia sẻ với báo chí về đề xuất dùng lu chống ngập đang bị nhiều phản ứng trái chiều.

Rơm rớm nước mắt, bà Xuân cho biết rất buồn, nhưng bà sẽ không giải thích hay phản ứng lại cộng đồng mạng. "Vì sẽ có người hiểu, có người không hiểu, càng giải thích thì câu chuyện có thể sẽ càng đi xa, đôi khi chẳng hay ho gì", nữ đại biểu bày tỏ.

66422317_408606763088635_3887477424773922816_n (1)

Đại biểu Phan Thị Hồng Xuân. (Ảnh: Bách Hợp).

"Cái lu là tôi dung từ dân gian cho dễ hiểu, cũng vì thời gian tranh luận ngắn nên khó trình bày hết ý của mình", nữ đại biểu nói. Theo đó, bà chỉ ra trong một cuộc họp bà tham dự, Cơ quan Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JICA) cho biết họ đã áp dụng rất thành công phương pháp này tại Tokyo.

"Tôi từng tới Philippines, ở đó người dân đặt một thùng nước trên xe ba bánh. Khi nhà ngập nước nội bộ người ta sẽ cắm vòi hút nước chứa tạm vào thùng đó. Khi hết mưa, hết ngập họ lại dùng chính nước đó để rửa, tưới tiêu cây vườn", đại biểu Xuân phân tích thêm.

Ngừng một lát, bà nói rằng: "Buồn nào rồi cũng qua, mình nói với cái tâm, dùng từ dân gian cho dễ hiểu chứ nếu có thời gian diễn đạt đúng ý sẽ khác". 

Cho biết muốn "hiến kế" mỗi nhà có một bể chứa tùy diện tích để chống ngập tạm thời, bà Xuân tiếp lời: "Nếu mình dùng từ này thì sẽ không gây 'bão mạng' như hôm qua và hôm nay".

Trong phiên thảo luận ngày 12/7, đại biểu Phan Thị Hồng Xuân dẫn chứng mỗi nhà ở nông thôn, phía trước sân có lu rất to để chứa nước, trong đó có tính năng lưu trữ nước mưa.

"Nên chăng, cần suy nghĩ về giải pháp này bên cạnh chống ngập bằng công trình. Đây là ứng dụng từ giá trị văn hóa bản địa. Có thể trang bị cho mỗi nhà một lu to để hứng nước mưa", Phó chủ tịch kiêm Tổng thư kí Hội Dân tộc học - Nhân học TP HCM "hiến kế".

chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.