Căn cứ Khoản 1 Điều 25 Luật Cư trú năm 2006 sửa đổi, bổ sung năm 2013 quy định về sổ hộ khẩu cấp cho hộ gia đình: “Sổ hộ khẩu được cấp cho từng hộ gia đình. Mỗi hộ gia đình cử một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ làm chủ hộ để thực hiện và hướng dẫn các thành viên trong hộ thực hiện quy định về đăng ký, quản lý cư trú.
Trường hợp không có người từ đủ 18 tuổi trở lên hoặc có người từ đủ 18 tuổi trở lên nhưng bị mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự thì được cử một người trong hộ làm chủ hộ.
Những người ở chung một chỗ ở hợp pháp và có quan hệ gia đình là ông, bà, cha, mẹ, vợ, chồng, con và anh, chị, em ruột, cháu ruột thì có thể được cấp chung một sổ hộ khẩu”.
Người đứng tên làm chủ hộ trong sổ hộ khẩu là do gia đình thoả thuận và cử ra một người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định trên, người này sẽ có các quyền đại diện hộ gia đình đó thực hiện các quyền của hộ dân như tham gia ý kiến, hoạt động tổ dân phố, các hoạt động khác của địa phương, thực hiện các yêu cầu hay nghĩa vụ đối với nhà nước hay của địa phương giao phó cho nhân dân, quản lý về mặt nhân khẩu, khai báo với cơ quan quản lý nói chung,…
Ảnh minh họa. |
Bên cạnh đó, Điều 212 Bộ luật Dân sự 2015 quy định liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của hộ gia đình như sau:
1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.
2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác.
Trường hợp không có thỏa thuận thì áp dụng quy định về sở hữu chung theo phần được quy định tại Bộ luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp quy định tại Điều 213 của Bộ luật này.”
Như vậy, chủ hộ gia đình có thể là người đại diện gia đình tham gia thực hiện các quyền cư trú và các giao dịch theo thỏa thuận của hộ gia đình.
Tuy nhiên, việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của gia đình bên cạnh việc thỏa thuận giữa các thành viên mà chủ hộ có thể tự mình thực hiện thì pháp luật cũng có quy định bắt buộc liên quan đến vấn đề này theo quy định của Bộ luật Dân sự hiện hành nêu trên.
Theo quy định của pháp luật về việc tách sổ hộ khẩu quy định tại Điều 27 của Luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 như sau:
"1. Trường hợp có cùng một chỗ ở hợp pháp được tách sổ hộ khẩu bao gồm:
a) Người có năng lực hành vi dân sự đầy đủ và có nhu cầu tách sổ hộ khẩu;
b) Người đã nhập vào sổ hộ khẩu quy định tại khoản 3 Điều 25 và khoản 2 Điều 26 của Luật này mà được chủ hộ đồng ý cho tách sổ hộ khẩu bằng văn bản.
2. Khi tách sổ hộ khẩu, người đến làm thủ tục phải xuất trình sổ hộ khẩu; phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu; ý kiến đồng ý bằng văn bản của chủ hộ nếu thuộc trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
3. Trong thời hạn bảy ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền phải trả kết quả giải quyết việc tách sổ hộ khẩu; trường hợp không giải quyết việc tách sổ hộ khẩu thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.”
Như vậy, người đi thực hiện thủ tục tách sổ hộ khẩu sẽ phải chuẩn bị hồ sơ trong đó có phiếu báo thay đổi hộ khẩu, nhân khẩu cần tới sự đồng ý của chủ hộ và người có nhu cầu tách khẩu, ngoài ra, theo Điều 22 của luật cư trú năm 2006, sửa đổi bổ sung năm 2013 quy định về việc Xóa đăng ký thường trú như sau:
"1. Người thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị xóa đăng ký thường trú:
a) Chết, bị Tòa án tuyên bố là mất tích hoặc đã chết;
b) Được tuyển dụng vào Quân đội nhân dân, Công an nhân dân ở tập trung trong doanh trại;
c) Đã có quyết định hủy đăng ký thường trú quy định tại Điều 37 của Luật này;
d) Ra nước ngoài để định cư;
đ) Đã đăng ký thường trú ở nơi cư trú mới; trong trường hợp này, cơ quan đã làm thủ tục đăng ký thường trú cho công dân ở nơi cư trú mới có trách nhiệm thông báo ngay cho cơ quan đã cấp giấy chuyển hộ khẩu để xóa đăng ký thường trú ở nơi cư trú cũ,”
Như vậy, trường hợp của gia đình bạn không thuộc trường hợp để xóa đăng ký thường trú theo quy định của pháp luật, nên những người bị xóa đăng ký thường trú có quyền báo với cơ quan công an xã, phường nơi cư trú để được giải quyết.
Đối với hành vi tự ý xóa tên người khác ra khỏi hộ khẩu gia đình, chủ hộ có thể bị xử phạt hành chính với hành vi không thực hiện đúng quy định của pháp luật khi thực hiện hoạt động điều chỉnh hộ khẩu theo quy định tại khoản 1, điều 8, Nghị định 167/2013/NĐ-CP.
Hỏi đáp pháp luật: Tạm hoãn nghĩa vụ quân sự, mua chung cư có được nhập hộ khẩu Hà Nội?
Hỏi đáp pháp luật ngày 13/11 có những vấn đề nổi bật sau: Thế nào là lao động chính trong gia đình để tạm hoãn ... |
Tách hộ khẩu của vợ, chồng sau khi ly hôn
Hộ khẩu không liên quan đến quyền lợi về tài sản. Vì vậy Bản án của tòa chỉ tuyên chỉ đề cập đến việc chấm ... |
Chung cư chưa có sổ hồng có được cấp hộ khẩu Hà Nội không?
Theo khoản 1, điều 20 của Luật Cư trú sửa đổi bổ sung năm 2013, công dân đã có thời gian sinh sống và làm ... |
Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: thuandx@vietnammoi.vn
Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây! Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng. |