Chủ quan khi mang thai dễ khiến trẻ bị khuyết tật ở tim

Bệnh viện Đại học Y dược TP HCM vừa phẫu thuật thành công cho bé Trần Dương Thế Phong (13 tháng tuổi, ở đảo Song Tử Tây) bị bệnh tim bẩm sinh, nguy hiểm bệnh có thể xảy ra do lỗi chủ quan của các bà mẹ khi mang thai.
chu quan khi mang thai de khien tre bi khuyet tat o tim Điều kỳ diệu ở cậu bé bị bệnh tim bẩm sinh trên đảo Song Tử Tây
chu quan khi mang thai de khien tre bi khuyet tat o tim TP HCM: 60 trẻ em nghèo sẽ được mổ tim miễn phí

Cậu bé 13 tháng tuổi 2 lần bị bệnh viện trả về

chu quan khi mang thai de khien tre bi khuyet tat o tim
Ca phẫu thuật cho cháu Phong bị tim bẩm sinh kéo dài hơn 4 tiếng đồ hồ.

Theo lời kể của chị Dương Thị Ngọc Hiền (mẹ cháu Phong), thì Phong bị bệnh kênh nhĩ thất bẩm sinh. Khi chưa chào đời, các bác sĩ đã dự đoán Phong có thể tử vong ngay khi được sinh ra. Tuy nhiên, sức sống mãnh liệt của cậu bé đến từ huyện đảo Trường Sa khiến nhiều người ngạc nhiên, nhất là sau ca phẫu thuật kéo dài hơn 4 tiếng vừa qua.

Nói về bệnh kênh nhĩ thất, bác sĩ Cao Đằng Khang, Phó khoa Phẫu thuật tim mạch (BV Đại học Y dược TP HCM) cho biết, đây là bệnh tim bẩm sinh, trẻ mắc bệnh này trái tim sẽ bị khiếm khuyết, vách tim không chia ra như bình thường, trường hợp bệnh nhi bị hở van tim mức độ nguy hiểm cao hơn bệnh tim đơn thuần. Nếu không phẫu thuật kịp thời dẫn đến suy tim, tim ngày càng to, máu ứ lại trên phổi khiến bé bị xung huyết phổi, diễn biến sức khỏe sẽ khó lường.

chu quan khi mang thai de khien tre bi khuyet tat o tim
Sau phẫu thuật, sức khỏe cháu Phong tiến triển tốt.

Theo bác sĩ Khang, những trường hợp tim bẩm sinh có thể điều trị được như cháu Phong cần có kế hoạch trước sinh. Khi đứa trẻ vừa ra đời, bác sĩ sản khoa và bác sĩ nhi khoa có thể phối hợp với nhau tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhi.

“Trên thế giới những trường hợp tương tự, thời gian phẫu thuật tốt nhất từ 6 tháng đến 1 năm tuổi, trước khi bệnh có biến chứng khiến cuộc mổ khó thực hiện”, Bác sĩ Khang thông tin sâu.

Đối với cháu Phong trước khi mổ đã phải điều trị sức khỏe do bé mệt mỏi khi thay đổi môi trường sống. Ngày 7/12, ca mổ được thực hiện trong vòng 4 tiếng đồng hồ. Các bác sĩ đã thực hiện sửa van tim vài lần, giảm áp lực mạch máu và phổi xuống, đóng lại các lỗ thông tâm nhĩ, lỗ thông tâm thất.

Hiện sức khỏe của Phong đang hồi phục tốt. Các bác sĩ khuyến cáo, ca phẫu thuật thành công nhưng do tuổi của bé chưa thể thay van tim, bắt buộc phải sửa. Vì vậy cần theo dõi sát sao, có những xử lý kịp thời với van tim đã sửa sau khi bé lớn lên.

Muốn con khỏe cần tránh tất cả các tác nhân có hại

chu quan khi mang thai de khien tre bi khuyet tat o tim
Chị Hiền (mẹ Phong) cho biết tháng thứ 7 thai kỳ chị phát hiện ra con mình bị bệnh tim bẩm sinh.

Bác sĩ Nguyễn Hoàng Định - Trưởng khoa Phẫu thuật tim mạch chia sẻ: “Tại BV Đại học Y Dược đã thực hiện phẫu thuật cho nhiều ca bệnh giống cháu Phong, nhưng rất khó để tìm ra nguyên nhân cụ thể cho bệnh nhi”.

Theo bác sĩ Định, nguyên nhân đầu tiên ở những bé bị bệnh kênh nhĩ thất là do bẩm sinh. Ở Việt Nam, cứ 100 trẻ sơ sinh thì có 1 trẻ bị bệnh tim bẩm sinh. Bác sĩ Định lý giải, sự hình thành hệ thống tim mạch của đứa trẻ trong bào thai kéo dài từ tháng thứ 2 đến hết tháng thứ 3 thai kỳ.

Trong vòng khoảng thời gian ngắn ngủi, hệ thống tim mạch phát triển từ nhận dạng sơ khai, đến thay hình đổi dạng, duy chuyển vị trí và phát triển thành hệ thống mạch máu, hệ thống tim hoàn chỉnh. Bất cứ tác động nào cũng khiến quá trình này không được hoàn thiện.

Cụ thể, người mẹ khi chịu tác động từ môi trường có hại bên ngoài như bị nhiễm trùng, nhiễm siêu vi, nhất là siêu vi Rubella hậu quả rất nặng nề. Triệu chứng đối với bà mẹ chỉ nhẹ nhàng thoáng qua như sốt, cảm, mệt thông thường nhưng ảnh hưởng nghiêm trọng tới bào thai.

Ngoài ra, các yếu tố bất lợi khác của môi trường như các độc chất chì, tia bức xạ, môi trường sống không đảm bảo… cũng tác động lên sự hình thành phát triển của thai nhi. Một tỉ lệ nhỏ di truyền từ người thân trong gia đình.

Do đó, muốn đứa con phát triển khỏe mạnh, các bà mẹ cần tránh tất cả các tác nhân có hại, không để bị lạnh, cảm hay đi đến vùng đang có dịch, tránh tiếp xúc hóa chất độc hại, rượu bia, thuốc lá, thuốc chống động kinh, thuốc an thần… trong thời kỳ mang thai. Phụ nữ mang thai cần tiến hành tầm soát từ tháng thứ 5 đến tháng 7 thai kỳ, lúc này hệ thống tim mạch thai nhi đã phát triển hoàn chỉnh, có thể phát hiện được dị tật bẩm sinh.

“Nếu trẻ sơ sinh có biểu hiện như mệt, khó thở, không bú đủ cữ, bú nhiều lần, suy dinh dưỡng, kém phát triển, tay chân lạnh, tím, dễ quấy khóc… cần nghi ngờ đến bệnh tim bẩm sinh. Những trẻ có triệu chứng rõ rệt hơn, chứng tỏ diễn tiến bệnh tim đã xấu”, bác sĩ Định khuyến cáo tới các bà đang nuôi con nhỏ.

chọn
Cao tốc CT 08 qua Nam Định - Thái Bình cần giải phóng 509 ha đất, xây 9 cầu và 5 nút giao, hoàn thành vào năm 2027
Cao tốc Ninh Bình - Hải Phòng đoạn qua hai tỉnh Nam Định và Thái Bình có chiều dài hơn 61 km, đi qua 4 huyện của Nam Định, hai huyện của Thái Bình. Tuyến cao tốc này dự kiến được hoàn thành vào năm 2027.