Thái Trinh: 'Bị trầm cảm, tôi rụng tóc, mỗi khi tỉnh dậy lại khóc' | |
20 năm đối mặt với căn bệnh trầm cảm của nữ nhà văn chuyển giới nổi tiếng | |
Những 'thủ phạm’ khiến bạn ngủ không ngon giấc |
Nhiều người đau đầu, mất ngủ triền miên nhưng chủ quan chỉ uống thuốc mất ngủ mà không hề nghĩ đến trầm cảm.
Chủ quan với mất ngủ
TS Tô Thanh Phương, Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1 cho biết, số người bị trầm cảm trên thế giới chiếm khoảng 20% dân số, trong đó có 5% trầm cảm điển hình (biểu hiện rõ), 15% còn lại là những dạng khác. Tuy nhiên phần lớn trong số 15% này thường không được điều trị kịp thời nên lại chuyển về dạng 5%.
Tại Việt Nam hiện vẫn chưa có thống kê người bị trầm cảm, tuy nhiên TS Phương nhận định số lượng ngày càng tăng. Tại đây đang điều trị cho khoảng 30 bệnh nhân, số lượng này tại Viện Sức khỏe tâm thần, Bệnh viện Bạch Mai là 50 trên tổng số 200 bệnh nhân.
Th.s Tô Thanh Phương cho biết mất ngủ có thể gây trầm cảm. |
"Đáng lưu ý, tỉ lệ mất ngủ do trầm cảm ngày càng lớn. Nếu bị mất ngủ dạng này, diễn tiến sẽ ngày một nặng. Ở đây chúng tôi đã từng tiếp nhận cụ ông 12 năm trắng đêm không ngủ, có người 8 năm, 5 năm còn 1-2 năm thì nhiều vô kể", TS Phương chia sẻ.
Tuy nhiên, hầu hết những bệnh nhân mất ngủ triền miên đều đến các bệnh viện đa khoa khám hoặc tin lời quảng cáo mua thuốc trị mất ngủ như Lexomil, Melatonin thay vì tìm gặp các bác sĩ tâm thần.
"Với mất ngủ gốc trầm cảm, bệnh nhân tự dùng thuốc chỉ chữa được phần ngọn. Khi uống sẽ có cảm giác êm dịu, buồn ngủ ngay nhưng không thể chữa được trầm cảm. Chưa kể Lexomil còn là chất gây nghiện, nếu lạm dụng bệnh sẽ ngày càng nặng", TS Phương phân tích.
Với Melatonin, TS Phương lưu ý, ở người bình thường, tuyến tùng sẽ tiết ra hormone melatonin để kích thích buồn ngủ, nhưng ở người trầm cảm sẽ tiết ít đi. Do đó nếu người bệnh uống nhiều Melatonin sẽ làm teo tuyến tùng, rất nguy hiểm.
"100% bệnh nhân mất ngủ khi đến chỗ chúng tôi điều trị đều đã từng uống Melatonin nhưng không hiệu quả. Loại thuốc này chỉ điều trị trầm cảm theo mùa", TS Phương nhấn mạnh.
Do đó, TS Phương khuyến cáo, với mỗi người khi bị stress vì nghề nghiệp, công việc, tình yêu, học hành... mà mất ngủ thì tốt nhất đến bác sĩ tâm thần để tư vấn, không được chủ quan.
80% bệnh nhân trầm cảm nặng có ý định tự sát
Theo TS Phương, bệnh trầm cảm gồm 3 giai đoạn: nhẹ, vừa và nặng, trong đó giai đoạn đầu rất khó phát hiện.
Ngoài mất ngủ, nhiều bệnh nhân có dấu hiệu đau lung tung khắp cơ thể, người đau lưng, đau khớp, đau tim... nhưng đến các bệnh viện đa khoa chụp chiếu không phát hiện được, chữa mãi không khỏi. Khi đến BV Tâm thần đã chuyển sang dạng trầm cảm điển hình.
Riêng trầm cảm nặng phân làm 2 loại: không loạn thần (với biểu hiện buồn thảm, ủ rũ, bi quan, chán nản) và loạn thần (hoang tưởng, ảo giác, ảo thanh xui khiến như: tự tử, giết người, không ăn, bỏ nhà và nhảy lầu là nguy hiểm nhất).
"Nếu bị ảo thanh kéo dài ngoài 6 tháng là không thể chữa khỏi", TS Phương nhấn mạnh.
Mắc trầm cảm mà không biết khi có 1 trong 10 biểu hiện này |