Chủ tịch Đỗ Minh Phú: TPBank có thể chia cổ tức bất cứ lúc nào, quan trọng là chia bao nhiêu

Chủ tịch ngân hàng cho biết TPBank quyết định không chia cổ tức do năm nay có nhiều hạng mục cần thiết để đầu tư, tăng trưởng kinh doanh như đầu tư ngân hàng số, mua công ty tài chính...
Chủ tịch Đỗ Minh Phú: TPBank có thể chia cổ tức bất cứ lúc nào - Ảnh 1.

Chủ tịch TPBank Đỗ Minh Phú. (Ảnh: TPBank).

Tại đại hồi đồng cổ đông thường niên năm 2021 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank - Mã: TPB), Chủ tịch HĐQT Đỗ Minh Phú đã chia sẻ về việc ngân hàng không chia cổ tức trong năm nay.

Ông Phú cho biết TPBank quyết định không chia cổ tức do năm nay ngân hàng còn có những hạng mục cần thiết để đầu tư, tăng trưởng kinh doanh.

"Tính đến năm 2020, ngân hàng còn khoảng 6.022 tỷ đồng lời nhuận để lại. Với con số này, bất cứ thời điểm nào, chúng ta có thẻ chuyển số tiền này thành cổ phiếu thường cho các cổ đông. Bất kỳ thời điểm nào chúng ta có thể quyết định tỷ lệ chia là bao nhiêu", ông Phú nói.

Dự kiến trong năm 2021, lợi nhuận sau thuế và trích các quỹ còn khoảng 4.600 tỷ đồng. Như vậy, dự kiến tính đến hết năm 2021, TPBank sẽ có khoảng 21.000 tỷ đồng vốn chủ sở hữu, bao gồm vốn điều lệ 10.717 tỷ đồng và phần lợi nhuận để lại các năm trước.

"Còn trong năm 2021 chúng tôi chưa đưa kế hoạch chia cổ tức không có nghĩa là chúng tôi không chia, mà nó đặt ra vấn đề là chia bao nhiêu vì năm nay có khá nhiều việc chúng ta phải làm như đầu tư ngân hàng số, mua công ty tài chính", Chủ tịch TPBank cho hay.

Ngoài ra, ông Phú cũng cho biết sau khi cân nhắc, có thể là tháng 6 hoặc một thời điểm thích hợp, TPBank sẽ gửi cho các cổ đông dự kiến về việc chia cổ tức.

Trong năm 2021, TPBank đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế năm 2021 đạt 5.800 tỷ đồng, tăng 32% so với năm ngoái.

Tổng tài sản tới ngày 31/12/2021 dự kiến đạt 250.000 tỷ đồng, tăng 21% so với đầu năm nay.

Tổng huy động dự kiến đạt 221.893 tỷ đồng, tăng 20%. Trong đó, tiền gửi khách hàng và phát hành giầy tờ có giá ước đạt 172.010 tỷ đồng, tiền gửi và vay của tổ chức tín dụng khác ước đạt 49.883 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng ở mức 20% và 22%.

Dự nợ cho vay và trái phiếu tổ chức kinh tế dự kiến tăng 25% lên 165.434 tỷ đồng, tuy nhiên sẽ tùy thuộc vào mức Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu kế hoạch duy trì dưới 2%.

Tại đại hội, cổ đông TPBank đã thống nhất kế hoạch phát hành riêng lẻ 100 triệu cổ phiếu cho nhà đầu tư chiến lược, nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp nhằm tăng vốn điều lệ.

Sau phát hành, vốn điều lệ của ngân hàng dự kiến tăng thêm 1.000 tỷ đồng, lên gần 11.717 tỷ đồng.

Số cổ phiếu sẽ bị hạn chế chuyển nhượng trong ba năm đối với nhà đầu tư chiến lược và một năm đối với nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp.

Với số vốn tăng thêm, TPBank dự kiến đầu tư vào cơ sở vật chất, phát triển hệ thống công nghệ và mở rộng mạng lưới; đồng thời bổ sung nguồn vốn hoạt động, vốn trung dài hạn để cho vay trung dài hạn...

Tag:
chọn
Hà Nam: Hai doanh nghiệp bắt tay làm khu công nghiệp 2.600 tỷ trên đường nối Vành đai 4 - Vành đai 5
KCN Thanh Bình II giai đoạn 1 có tổng vốn gần 2.700 tỷ, chủ đầu tư là Công ty TNHH Đầu tư Phát triển Hạ tầng Khu công nghiệp Thanh Bình. Đây là doanh nghiệp được góp vốn bởi GMG Việt Nam và Việt Phát.