Toàn cảnh phiên giải trình của UBND thành phố Hà Nội. |
Bà Nguyễn Thị Bích Ngọc, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội khẳng định, đất đai là một trong những nguồn lực quan trọng để phát triển Thủ đô, nhất là trong tình hình mới, sau khi có Luật Đất đai năm 2013 và Luật Đầu tư năm 2014.
Tuy nhiên, đợt giám sát chuyên đề của HĐND thành phố đối với 8 sở, ngành và 30 quận, huyện, thị xã cho thấy, trên địa bàn Hà Nội còn nhiều dự án chậm tiến độ, sử dụng sai mục đích để hoang hóa, ảnh hưởng đến sản xuất và cuộc sống của nhân dân.
Những hạn chế này cần được HĐND thành phố, các sở, ban, ngành, quận, huyện báo cáo giải trình, làm rõ trước nhân dân; đồng thời, đề ra giải pháp, lộ trình khắc phục, sử dụng hiệu quả đất đai.
Các nhà đầu tư, chủ đầu tư được giao triển khai những dự án sử dụng đất cần thấy rõ hơn trách nhiệm của mình, chấp hành đúng quy định của pháp luật trong lĩnh vực đất đai, đầu tư xây dựng, góp phần phát triển Thủ đô đúng quy hoạch, chiến lược đề ra.
Giai đoạn 2012 - 2017, thành phố Hà Nội quyết định giao, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất 1.914 dự án trên diện tích 4.082 ha; trong đó, thành phố chấp thuận triển khai 634 dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất.
Theo báo cáo của Sở TN&MT Hà Nội, có 161 dự án chậm triển khai, có dấu hiệu vi phạm Luật Đất đai (chiếm 23,1%), với hình thức và mức độ khác nhau.
Tuy nhiên, theo tổng hợp của HĐND thành phố Hà Nội từ 30 quận, huyện, con số này là 383 dự án, tập trung ở huyện Hoài Đức (51 dự án), huyện Mê Linh (50 dự án), quận Nam Từ Liêm (48 dự án)…; chênh lệch lớn so với số liệu của Sở Tài nguyên và Môi trường.
Chỉ ra trong những dự án bị nêu tên, có dự án chậm triển khai đến hàng chục năm, nhiều đại biểu HĐND thành phố đề nghị các sở, ngành thành phố làm rõ nguyên nhân chậm tiến độ, trách nhiệm cũng như phương án xử lý, khắc phục trong thời gian tới.
Giám đốc Sở TN&MT Nguyễn Trọng Đông giải đáp câu hỏi của Đại biểu trong phiên giải trình. |
Trả lời câu hỏi của đại biểu, ông Nguyễn Trọng Đông, Giám đốc Sở TN&MT thành phố Hà Nội cho biết, sau khi Hà Nội thực hiện điều chỉnh địa giới hành chính, quy hoạch chung Thủ đô và các quy hoạch phân khu được lập, khiến 240 dự án phải điều chỉnh quy hoạch.
Đến năm 2013, Luật Đất đai được thông qua, nhiều chính sách thay đổi tác động lên các dự án được chấp thuận chủ trương đầu tư từ thời điểm trước đó, dẫn đến việc chậm giải phóng mặt bằng các dự án.
Giai đoạn 2012-2015, thị trường bất động sản trầm lắng. Trong khi đó, một số chủ đầu tư không quyết liệt với những thay đổi, không chủ động phối hợp với chính quyền địa phương và các sở, ngành để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, dẫn đến tình trạng nhiều dự án chậm triển khai.
Ngoài ra, công tác hậu kiểm của các cấp, ngành thành phố chưa có sự phối hợp chặt chẽ, chưa quyết liệt xử lý khiến tình trạng vi phạm kéo dài trong nhiều năm, gây lãng phí tài nguyên.
Về phương hướng khắc phục, xử lý với các dự án chậm tiến độ, vi phạm Luật Đất đai, ông Nguyễn Mạnh Quyền, Giám đốc Sở KH&ĐT cho biết, thời gian tới, Sở sẽ tiếp tục rà soát, phân tích, đánh giá từng dự án cụ thể;
Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Mạnh Quyền. |
Phối hợp với các sở, ngành chức năng đôn đốc, hướng dẫn nhà đầu tư, đồng thời tăng cường thanh tra, kiểm tra, gắn trách nhiệm của các cấp, ngành trong quá trình theo dõi dự án. Với những chủ đầu tư cố tình vi phạm, chây ì không triển khai dự án.
Sở sẽ công bố công khai trên phương tiện thông tin đại chúng và không trao quyết định chủ trương đầu tư dự án tiếp theo.
Bên cạnh đó, để khắc phục tình trạng các cơ quan chức năng chỉ thực hiện nhiệm vụ riêng lẻ, Sở KH&ĐT sẽ tham mưu UBND thành phố xây dựng hệ thống quản lý dự án rõ ràng, xuyên suốt.
Một vấn đề mà các đại biểu HĐND thành phố rất quan tâm là quỹ đất xây dựng trường học và khu vui chơi giải trí.
Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung phát biểu tại Phiên họp giải trình. |
Theo Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung, khi triển khai thực hiện dự án, chủ đầu tư phải huy động nguồn lực rất lớn.
Trong khi các dự án có thời gian thực hiện kéo dài, chủ đầu tư thường triển khai cùng lúc nhiều dự án dẫn đến sự thiếu hụt về tài chính.
Nhận diện khó khăn này, thời gian tới, thành phố sẽ đôn đốc các Sở TN&MT, KH&ĐT, Quy hoạch Kiến trúc tập trung thanh tra, kiểm tra các dự án, từ đó tổ chức đối thoại, tháo gỡ khó khăn.
Qua đó tạo điều kiện cho nhà đầu tư đủ năng lực tiếp tục triển khai dự án. Với những dự án không thể tháo gỡ được, thành phố sẽ kiên quyết thu hồi.
Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung khẳng định, sau phiên giải trình, UBND thành phố sẽ công bố công khai danh sách 47 dự án thuộc diện thu hồi.
Cùng với đó, thành phố sẽ tập trung hoàn thành phần mềm quản lý quy hoạch dự án để nắm chắc tiến độ triển khai và quản lý chặt chẽ, hiệu quả các dự án vốn ngoài ngân sách có sử dụng đất trên địa bàn.
Hợp nhất Hà Nội: Không dám dựng vợ, gả chồng cho con vì dự án treo
Nằm lọt thỏm giữa khu tái định cư còn đang dang dở, 4 ngôi nhà cuối cùng của những hộ dân còn bám trụ gần ... |
HĐND TP Đà Nẵng biểu quyết thu hồi đất 3 dự án của Vũ 'nhôm'
Chiều nay, HĐND TP Đà Nẵng sẽ biểu quyết thông qua tờ trình đề nghị thông qua danh mục các dự án cần thu hồi ... |
Thanh Đa treo hơn 25 năm chua xót không kém Thủ Thiêm
Trong phiên thảo luận về quản lý tài nguyên đất chiều nay, nhiều đại biểu HĐND TP.HCM cho biết thành phố còn nhiều dự án ... |
Đô thị 21:30 | 25/10/2019
Nhà đất 21:07 | 25/10/2019
Đô thị 14:33 | 25/10/2019
Đô thị 06:29 | 25/10/2019
Đô thị 17:02 | 24/10/2019
Đô thị 08:49 | 24/10/2019
Đô thị 07:35 | 24/10/2019
Đô thị 07:23 | 24/10/2019