Chủ tịch Thế Giới Di Động tiết lộ hậu trường thôn tính điện máy Trần Anh

Văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di Động và Trần Anh có quá nhiều khác biệt. Với một chiếc chiếc tivi thuộc model cũ tồn kho, Thế Giới Di Động sẽ giảm giá bán nhưng Trần Anh lại tăng thưởng nhằm thúc đẩy nhân viên bán được tivi lỗi mốt

Tháng 8 vừa qua, Thế Giới Di Động (TGDĐ) đã mua bán thành công chuỗi siêu thị điện máy lâu đời - Trần Anh. Câu chuyện mà Thế Giới Di Động gặp phải cũng tương vấn đề mà các công ty mua bán sáp nhập gặp phải. Khi hai doanh nghiệp riêng rẽ nhập làm một, làm thế nào để giải quyết khác biệt văn hóa giữa doanh nghiệp sáp nhập và doanh nghiệp mình?

Chia sẻ tại hội thảo “Văn hóa doanh nghiệp: Nền tảng hay lực cản” do JCI Hà Nội tổ chức, ông Nguyễn Đức Tài – Chủ tịch HĐQT kiêm CEO Thế Giới Di Động mang đến một ví dụ nhỏ để minh chứng cho việc Thế Giới Di Động đã sáp nhập Trần Anh vào như thế nào?

chu tich the gioi di dong tiet lo hau truong thon tinh dien may tran anh

Thế Giới Di Động đã "hòa tan" Trần Anh.

Theo ông Tài, thực chất, cùng là chuỗi siêu thị điện máy nhưng văn hóa doanh nghiệp của Thế Giới Di Động và Trần Anh có quá nhiều khác biệt, dù không mâu thuẫn với nhau hoàn toàn. Sau khi sáp nhập, Thế Giới Di Động cần tìm giải pháp để đồng nhất văn hóa ấy.

Ông Tài đưa ra ví dụ, với một chiếc chiếc tivi thuộc model cũ tồn kho, Thế Giới Di Động sẽ giảm giá và có những khuyến mãi để khách hàng thấy sản phẩm vẫn xứng đáng được mua. Trong khi đó, tại Trần Anh cũng như hầu hết các cửa hàng khác là áp dụng cách thức tăng thưởng nhằm thúc đẩy nhân viên bán được sản phẩm mà thay vì hạ giá thành.

Theo đó, động lực từ việc tăng thưởng của nhân viên rất lớn khiến họ nói "thế nọ thế kia" với khác hàng, bằng mọi cách để bán được cái model tồn kho đó. Theo ông Tài, văn hóa đó không phù hợp với TGDĐ.

Trong khi đó, Trần Anh có vài chục cửa hàng, mỗi cửa hàng lại có mấy chục nhân viên. Mà chỉ trong 1 - 2 tuần hay 1 tháng, việc cố gắng thay đổi một con người là rất khó, nhất là khi nhân viên chỉ bán 1 chiếc Tivi tồn kho đã kiếm được tiền thưởng bằng bán mấy chục sản phẩm khác.

Vì vậy, ông Tài cho biết đã lựa chọn phương án cắt nhỏ nhân viên của Trần Anh ra, đưa về các cửa hàng của TGDĐ. Khi đó, các bạn nhân viên cũ của Trần Anh trong tập thể lớn buộc phải đón nhận văn hóa của TGDĐ hoặc bị đào thải. Đây chính là cách TGDĐ lựa chọn để hòa tan văn hóa của Trần Anh.

"Trong một gia đình mà 8 đứa con nói cùng 1 kiểu, chỉ có 1 đứa lạc điệu thì đứa này hoặc sẽ rời bỏ, hoặc nó phải thích nghi. Đó là cách nhanh nhất chúng tôi hòa tan văn hóa của Trần Anh vào TGDĐ", ông Tài chia sẻ.

Ông Tài cũng cho biết thêm, ngay từ khi sáp nhập Trần Anh vào hệ thống, TGDĐ cam kết 100% nhân viên khối siêu thị tiếp tục ở lại. Tuy nhiên, cam kết này không áp dụng với khối quản lý. Khối quản lý phải trải qua phỏng vấn và khi đó, 99% đội nghũ quản lý của Trần Anh không đạt yêu cầu để giữa lại.

Việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại TGDĐ, ông Tài cho biết phải trải qua hành trình kéo dài 3 - 4 năm, nếm trải không ít thất bại, nhiều lần phải thay đổi chỉnh sửa cho phù hợp. Riêng với đội ngũ quản lý cũng đã mất từ 3 - 6 tháng. Từ cấp quản lý phổ biến xuống nhân viên còn lâu hơn.

Theo ông Nguyễn Đức Tài, văn hóa như thế nào là lựa chọn của mỗi doanh nghiệpsao cho phù hợp. Văn hóa doanh nghiệp không có đúng, không có sai, cũng không có công ty nào mà không có văn hóa doanh nghiệp. Tuy nhiên, văn hóa doanh nghiệp tồn tại được cần sự làm gương của lãnh đạo. CEO Thế Giới Di Động cho rằng không thể tạo ra văn hóa để rồi tự mình phá bỏ. Khi đó, dù mọi thứ xây lâu đến đâu cũng sẽ trôi xuống sông, xuống biển.

chu tich the gioi di dong tiet lo hau truong thon tinh dien may tran anh Tay to thâu tóm, hàng điện máy nguy cơ đắt đỏ hơn?

Mua lại Trần Anh có thể là “món hời” đối với Thế giới Di động. Tuy nhiên, người tiêu dùng chưa chắc đã được hưởng ...

chọn
Điều gì đang diễn ra trên thị trường BĐS công nghiệp?
Viện Kinh tế Xây dựng đánh giá Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn nhà đầu tư BĐS công nghiệp ngoại, giá thuê đất bình quân và giá thuê nhà xưởng, kho bãi trong quý I đã tăng 2-3% so với cùng kỳ năm trước. Dự báo quý II, nhu cầu thuê và tỷ lệ lấp đầy tại các KCN có thể tăng nhẹ.