Chưa nghỉ hết phép năm 2018 phải làm thế nào?

Bộ luật Lao động 2012 quy định, người lao động làm việc tại 1 doanh nghiệp từ đủ 1 năm trở lên thì được nghỉ phép 12 ngày/năm. Cứ 5 năm làm việc tại 1 doanh nghiệp, người lao động được nghỉ thêm 1 ngày phép.

Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

- 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường.

- 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật.

- 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 2 ngày thì từ ngày thứ 3 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 1 lần nghỉ trong năm.

chua nghi het phep nam 2018 phai lam the nao
Ảnh minh họa.

Chưa nghỉ hết phép năm phải làm thế nào?

Đề nghị thanh toán tiền những ngày chưa nghỉ

Tại Khoản 2 Điều 114 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định như sau: Người lao động có dưới 12 tháng làm việc thì thời gian nghỉ hằng năm được tính theo tỷ lệ tương ứng với số thời gian làm việc. Trường hợp không nghỉ thì được thanh toán bằng tiền.

Tại Khoản 3, khoản 4 Điều 26 Nghị định số 05/2015/NĐ-CP quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số nội dung của bộ luật lao động quy định:

Tiền lương làm căn cứ trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm tại Điều 114 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

Đối với người lao động đã làm việc từ đủ 6 tháng trở lên là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc, bị mất việc làm.

Đối với người lao động chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm vì các lý do khác là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 6 tháng liền kề trước khi người sử dụng lao động tính trả bằng tiền những ngày chưa nghỉ hằng năm.

Đối với người lao động có thời gian làm việc dưới 6 tháng là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của toàn bộ thời gian làm việc.

Tiền lương tính trả cho người lao động trong những ngày chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm là tiền lương quy định tại Khoản 3 Điều này chia cho số ngày làm việc bình thường theo quy định của người sử dụng lao động của tháng trước liền kề trước thời điểm người sử dụng lao động tính trả, nhân với số ngày chưa nghỉ hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm.

Dồn ngày nghỉ phép

Nhiều người lao động có thể dồn những ngày phép chưa nghỉ cùng với ngày nghỉ tết Dương lịch sắp tới để có một đợt nghỉ dài ngày hơn, thuận tiện cho việc về thăm quê hoặc các hoạt động du lịch, nghỉ ngơi…

Theo Bộ luật Lao động 2012, vào dịp Tết Dương lịch, người lao động được nghỉ 01 ngày (vào ngày 01/01 dương lịch). Tuy nhiên, ngày 01/01/2019 sắp tới rơi vào ngày thứ 3, do đó, theo Công văn 6519/VPCP-KGVX của Văn phòng Chính phủ, lịch nghỉ Tết Dương lịch 2019 sẽ được bố trí như sau:

- Với cán bộ, công chức, viên chức: Nghỉ 04 ngày, từ thứ Bảy ngày 29/12/2018 đến hết thứ Ba 01/01/2019 và đi làm bù vào thứ Bảy ngày 05/01/2019.

- Với người lao động trong doanh nghiệp: Tùy yêu cầu của công việc mà doanh nghiệp bố trí người lao động nghỉ theo lịch nghỉ của cán bộ công chức như trên hoặc chỉ nghỉ ngày thứ Ba (01/01/2019).

Thỏa thuận để nghỉ gộp đến 3 năm/lần

Theo khoản 3 Điều 111 của Bộ luật Lao động 2012, người lao động có thể thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 3 năm/lần.

Như vậy, nếu chưa nghỉ hết phép năm 2018, người lao động có thể thỏa thuận với đơn vị sử dụng lao động để nghỉ gộp vào năm sau, hoặc năm sau nữa, tối đa 3 năm/lần.

chua nghi het phep nam 2018 phai lam the nao Tăng mức trợ cấp hằng tháng cho người bị suy giảm khả năng lao động từ 1/7/2019

Từ 1/7/2019, hàng loạt chế độ thuộc BHXH sẽ được tăng lên và người lao động cũng sẽ nhận được số tiền hưởng chế độ ...

chua nghi het phep nam 2018 phai lam the nao Các trường hợp không được hưởng trợ cấp thất nghiệp

Trong thời hạn 3 tháng, kể từ ngày chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, người lao động nộp hồ sơ ...

chua nghi het phep nam 2018 phai lam the nao Hỏi đáp pháp luật: Tăng trợ cấp thai sản và mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau

Hỏi đáp pháp luật ngày 21/11 có những vấn đề nổi bật sau: Tăng mức hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ...

Độc giả có vướng mắc về pháp lý xin gửi yêu cầu hoặc đề nghị tư vấn qua Email: hoidapphapluatvnm@gmail.com.

Ngoài ra độc giả tham khảo kiến thức luật tại đây!

Lưu ý: Những tư vấn theo đề nghị của người gửi câu hỏi qua Email, nội dung trả lời có giá trị tham khảo, phổ biến kiến thức, không dùng làm tài liệu tố tụng.

chọn
Cẩn trọng bẫy 'liều ăn nhiều' với đất nền chưa xong pháp lý
Theo chuyên gia Batdongsan.com, lợi nhuận cao luôn đi kèm rủi ro lớn. Nếu đón đầu thành công, các lô đất nền chưa xong pháp lý sẽ mang lại nhiều lợi nhuận vì giá mua vào thấp hơn 20-40%. Song, phần nhiều các lô đất chưa được cấp sổ là do vướng nhiều vấn đề phức tạp, dính quy hoạch… Người mua nên tránh bẫy “liều ăn nhiều”.