Chuẩn bị cho con đi nhà trẻ: Bí quyết để con hòa nhập và cảm thấy an toàn khi thay đổi môi trường

Bố mẹ tham khảo những nguyên tắc khi cho con đi nhà trẻ sớm để con hòa nhập và luôn cảm thấy được an toàn, được yêu thương, được gắn bó với cha mẹ, gia đình.
chuan bi cho con di nha tre bi quyet de con hoa nhap va cam thay an toan khi thay doi moi truong Đi nhà trẻ sớm, trẻ sẽ hung hăng hơn hoặc thụ động hơn

Hầu hết trẻ đến một giai đoạn nhất định, sẽ được gửi đi học mầm non/ nhà trẻ. Ở Việt Nam, thông thường bố mẹ cho con đi nhà trẻ khi được 2 tuổi. Việc gửi con đi nhà trẻ sớm hay muộn phụ thuộc vào điều kiện của gia đình. Điều quan trọng ở đây là bố mẹ cần hiểu trẻ và cho trẻ thời gian thích nghi với môi trường mới. Sau đây là những nguyên tắc khi cho con đi nhà trẻ sớm để con hòa nhập và luôn cảm thấy được an toàn, được yêu thương, được gắn bó với cha mẹ, gia đình.

chuan bi cho con di nha tre bi quyet de con hoa nhap va cam thay an toan khi thay doi moi truong
Khi nào thì cho con đi nhà trẻ? (Ảnh: Japantimes)

Khi nào thì cho con đi nhà trẻ?

Nhiều bố mẹ băn khoăn về độ tuổi nào thì thích hợp cho con đi nhà trẻ? Sẽ không có câu trả lời chung cho tất cả các trường hợp, nhưng cha mẹ có thể tham khảo một số nguyên tắc sau:

- Trẻ khoẻ mạnh bình thường, không có vấn đề lớn về sức khoẻ, ăn ngủ cũng như tâm lý.

- Cha mẹ thấy thoải mái trong chuyện này.

- Tìm được nhà trẻ tốt và hợp với hoàn cảnh gia đình bạn.

- Cha mẹ có thể có phương án B nếu gửi trẻ thất bại.

Ví dụ bên Pháp, những cha mẹ đều phải đi làm thì có thể gửi con đi nhà trẻ vào lúc 3-4 tháng, thường là bán thời gian nhưng cũng có trường hợp phải gửi toàn thời gian.

Định nghĩ về một nhà trẻ tốt

Một nhà trẻ tốt, phù hợp cần hội đủ một số đặc điểm sau:

- Bảo đảm an toàn cho trẻ. Thông thường ở Pháp, phụ trách nhà trẻ xuất thân từ y tá, sau đó có đào tạo thêm về chăm sóc trẻ. Việc này rất quan trọng vì liên quan tới việc theo dõi sức khoẻ của trẻ, theo dõi y tế, thành thạo trong việc cấp cứu sơ bộ nếu không may xảy ra tai nạn.

- Nhà trẻ có không gian thoáng đãng, sạch sẽ. Bếp ăn sạch sẽ, đủ tiêu chuẩn vệ sinh.

- Nhà trẻ ở gần nhà nhất có thể được .

- Cô nuôi dạy trẻ có kiến thức chăm sóc trẻ, có kinh nghiệm, được đào tạo bài bản

- Số lượng trẻ/ đầu giáo viên ít.

- Chính bản thân cha mẹ phải cảm thấy thoải mái khi tiếp xúc với nhà trẻ, cô nuôi dạy…

- Nhà trẻ chấp nhận thời gian thích nghi.

chuan bi cho con di nha tre bi quyet de con hoa nhap va cam thay an toan khi thay doi moi truong
Nhà trẻ chấp nhận thời gian thích nghi là một trong những đặc điểm chứng tỏ nhà trẻ đó tốt. (Ảnh: BBC)

Thời gian chuẩn bị

Thường thì trước khi phải đi làm một tháng, cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ dần dần để trẻ thích nghi với việc thay đổi môi trường mới.

- Trước hết hãy tập thỉnh thoảng cho con ở nhà với ông bà, hay người nhà vài giờ, hoặc nửa ngày.

- Về chuyện ăn uống của con, hãy tập cho con ăn xen kẽ sữa bằng bình. Liên hệ với nhà trẻ đã đồng ý nhận trẻ từ trước, hẹn ngày cho trẻ tới thích nghi.

- Trò chuyện, giải thích cho con trước dù bé chưa hiểu hết ngôn ngữ nhưng ít ra cũng hiểu chút ít thông qua thái độ, giọng nói của cha mẹ.

- Chuẩn bị túi, một số quần áo cần mang theo, có dán tên theo yêu cầu của nhà trẻ.

chuan bi cho con di nha tre bi quyet de con hoa nhap va cam thay an toan khi thay doi moi truong
Thời gian thích nghi rất quan trọng với cả ba bên: cha mẹ- trẻ-giáo viên/nhà trẻ. (Ảnh: MercatorNet)

Thời gian thích nghi

Có nhà trẻ cho thích nghi một tuần, nhưng cũng có nhà trẻ cho thời gian thích nghi hai tuần. Thời gian thích nghi này rất quan trọng đối với cả ba bên: cha mẹ - đứa trẻ - giáo viên/ nhà trẻ.

Phân bổ thời gian thích nghi thế nào tuỳ thuộc vào từng nhà trẻ và điều kiện cụ thể của cha mẹ. Nhưng có thể nêu ví dụ phân bổ thời gian thích nghi như sau:

Ngày 1: Là ngày tới thăm nhà trẻ cùng em bé. Dự kiến chừng 1-2 giờ. Đủ để hai bên giới thiệu, làm quen, thăm các khu vực của nhà trẻ. Em bé - cha mẹ và cô giữ chính gặp nhau. Hai bên trao đổi những vấn đề chính về quy định của nhà trẻ, cách thức hoạt động, thói quen của em bé, những vấn đề liên quan đến sức khoẻ (nếu có)

Ngày 2: Dự kiến chừng 2-3 giờ. Em bé đến nhà trẻ với cha mẹ, hoặc một trong hai người. Cả hai (hoặc ba) sống ở nhà trẻ, em bé được ở cạnh trẻ con khác trong khoảng thời gian đó.

Ngày 3: Dự kiến chừng 1/2 ngày. Em bé chơi cùng với cha/ mẹ ở nhà trẻ đến bữa ăn trưa, bé ăn bữa đầu tiên ở nhà trẻ xong rồi về.

Ngày 4: Em bé ở nhà trẻ với cha mẹ khoảng 1/2 giờ đến 1 giờ. Sau đó cha mẹ để em ở lại nhà trẻ đến, em ăn bữa trưa với cô và các bạn xong rồi cha mẹ đón về.

Ngày 5: Cha mẹ cũng chơi với em một lúc, sau đó để em bé lại nhà trẻ, em ăn bữa trưa và ngủ trưa xong thì cha mẹ đón về.

Nếu nhà trẻ nào cho thích nghi hai tuần, thì có thể phân bố sẽ khác đi. Nhưng đều theo nguyên tắc mỗi ngày tăng lên chút thời gian xa cha mẹ.

Một số gia đình lựa chọn chỉ gửi trẻ bán thời gian, khoảng 2-3 ngày/ tuần, hoặc đón con sớm, hoặc đón từ trưa.

chuan bi cho con di nha tre bi quyet de con hoa nhap va cam thay an toan khi thay doi moi truong
Trẻ cần có thời gian thích nghi để hòa nhập với môi trường mới. (Ảnh: BBC)

Cách chia tay nhau

Đây là một yếu tố dẫn đến thành công trong việc thích nghi với nhà trẻ. Thường giáo viên sẽ hướng dẫn cha mẹ theo mấy nguyên tắc sau :

- Nếu lòng còn chưa muốn chia tay, thì cứ ở lại với con thêm vài phút, chục phút…

- Nói với con lời nhẹ nhàng, rõ ràng, hẹn giờ đón ngay cả khi con chưa biết giờ.

- Thời gian ban đầu, nếu con khóc quá nhiều khi chia tay, thì có thể nán lại với con thêm chút, xoa đầu, xoa tay con, ôm con vào lòng một chút rồi hãy chia tay nhau.

Cho con một mối liên hệ khi vắng cha mẹ

Đó là chuẩn bị cho con một đồ vật “chuyển tiếp”. Ví dụ như là một con vật bằng bông quen thuộc, một cách gối ôm nho nhỏ, một cái chăn nhỏ, một cái khăn quàng, thậm trí một cái áo lót có mùi của mẹ…

Đồ vật “chuyển tiếp” này sẽ làm cho trẻ cảm thấy bớt cô đơn, bớt cảm giác bị bỏ rơi, có cảm giác an toàn hơn, vững lòng hơn khi xa cha mẹ…

chuan bi cho con di nha tre bi quyet de con hoa nhap va cam thay an toan khi thay doi moi truong
Chuẩn bị cho con một đồ vật "chuyển tiếp" để con cảm thấy an toàn hơn khi xa cha mẹ. (Ảnh: BBC)

Lúc đón con về

Đến đón con đúng giờ, thậm chí có thể sớm hơn giờ quy định vài phút để chơi với con một chút trong lớp, hỏi han cô giáo một chút cũng tốt.

Những ngày đầu, em bé có thể giận dỗi cha mẹ, ví dụ như quay mặt đi, hoặc không theo, hoặc khóc nức nở, ấm ức,… Cha mẹ hãy ôm con vào lòng, giải thích cho con với những từ ngữ nhẹ nhàng. Chấp nhận mình có thể bị con giận. Chấp nhận một số hẫng hụt, một số phản ứng ban đầu của con…

Luôn chuẩn bị thời gian dư ra và chuẩn bị phương án B

Lúc con mới đi nhà trẻ, hoặc còn đang trong giai đoạn thích nghi. Cha mẹ/ hoặc một trong hai người, cần chuẩn bị cho bản thân thời gian rỗi rãi để có tâm trạng thảnh thơi, không vội vã để giúp con và để chính bản thân không cảm thấy bị stress.

Luôn chuẩn bị phương án B nếu kế hoạch đi nhà trẻ bị thất bại (có trẻ rất khó thích nghi, có trẻ liên tục bị ốm,… ) thì có thể cho con ở nhà thêm một thời gian nào đó rồi hãy tập lại.

Lúc này, nếu cha mẹ phải đi làm, thì có thể dựa vào ông bà, hoặc kiếm người trông trẻ tại nhà một thời gian….

chọn
Công ty con Kinh Bắc tăng vốn gấp rưỡi trước thềm xây khu công nghiệp 466 ha ở Long An
Sài Gòn Tây Bắc (SCD) - công ty con của Kinh Bắc sắp xây dựng KCN Lộc Giang gần 5.200 tỷ tại Đức Hòa, Long An. Vừa qua, doanh nghiệp này đã thực hiện tăng vốn điều lệ từ 750 tỷ đồng lên 1.181 tỷ đồng.