Chính phủ đồng ý giãn tiến độ 1 năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới. Ảnh minh họa/internet |
* PGS Nguyễn Vũ Lương - Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường Chuyên KHTN (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên): Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng giáo viên.
Việc giãn lại 1 năm thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới là chính sách đúng và thông minh. Theo đó, các địa phương sẽ có điều kiện để rà soát lại đội ngũ giáo viên. Từ đó có phương án bồi dưỡng hợp lý, giúp giáo viên tự tin khi chính thức bắt tay vào việc dạy chương trình, sách giáo khoa mới (PGS Nguyễn Vũ Lương)
Tôi cho rằng, chương trình phổ thông hiện hành của chúng ta cũng tốt, vì thế việc cải cách cần phải được làm cẩn trọng và thực hiện tốt hơn trên cơ sở kế thừa những ưu điểm của chương trình hiện nay.
Để làm được điều đó cần phải có thời gian, cho nên việc giãn thời gian thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới đến năm học 2019-2020 là hợp lý.
Hơn nữa, đây là việc của cả đất nước, chứ không của riêng ngành Giáo dục hay bất kỳ một đơn vị, tổ chức nào. Do vậy, việc giãn lại thời gian cũng là để chúng ta có thêm thời gian "nắn nót" cho tốt hơn, tròn trịa hơn. Như vậy sẽ tốt cho Ngành Giáo dục nói chung và cho các địa phương nói riêng.
Mặc khác, chúng ta có thêm thời gian để đào tạo, đào tạo lại giáo viên, chuẩn bị đội ngũ đủ mạnh, đủ tự tin để dạy chương trình, sách giáo khoa mới, vì thực tế hiện nay, chúng ta chưa có đủ đội ngũ nhà giáo có thể đáp ứng với yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
Đặc biệt là khối các trường sư phạm, dù không phải là những người trực tiếp giảng dạy phổ thông nhưng cũng là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ thầy, cô giáo - những người sữ trực tiếp dạy chương trình, sách giáo khoa mới cũng có thêm thời gian để nghiên cứu, tìm hiểu và tiếp dục đổi mới chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên nhằm đáp ứng yêu cầu của chương trình, sách giáo khoa mới.
Riêng đề xuất của Bộ GD&ĐT, năm đầu tiên sẽ chỉ triển khai CT, SGK mới ở lớp 1; năm tiếp theo triển khai đến lớp 2, lớp 6; năm thứ 3 đến lớp 3, lớp 7, lớp 10; sau đó đến lớp 4, lớp 8, lớp 11 và cuối cùng là lớp 5, lớp 9, lớp 2. Về góc độ khoa học, tôi cho rằng đây đề xuất này là hợp lý và khả thi hơn.
Chuẩn bị mọi điều kiện tốt nhất để thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới
* GS Đào Trọng Thi - nguyên Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh thiếu niên, Nhi đồng của Quốc Hội: Đổi mới phải tích cực và chuẩn bị thật chu đáo.
Theo tôi, nếu thấy chưa sẵn sàng để thực hiện chương trình và sách giáo khoa mới trong năm học 2018-2018 thì nên giãn lại thời gian áp dụng thực hiện bởi không phải vì cố gắng thực hiện theo Nghị của Quốc hội mà làm vội vàng.
Tôi ủng hộ việc Bộ GD&ĐT tự quyết định đề xuất xin giãn tiến độ thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới và Bộ GD&ĐT phải chịu trách nhiệm về đề xuất của mình.
Nếu Bộ GD&ĐT đã cân nhắc việc này rồi và lý do cân nhắc đấy là để chuẩn bị điều kiện thực hiện cho tốt, hơn nữa mục tiêu của chúng ta là đổi mới và đổi mới phải có chất lượng nên khi chưa sẵn sàng thì việc giãn lại là khả thi.
Còn nếu giãn lại vì lý do chần chừ, chưa thích làm, chưa quyết được thì tôi không ủng hộ. Theo tôi, đổi mới phải tích cực và phải chuẩn bị thật chu đáo.
* PGS.TS Nguyễn Thám - nguyên Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Huế: Các trường sư phạm chuẩn bị bồi dưỡng đội ngũ giáo viên
Việc Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý giãn thời gian thực hiện 1 năm chương trình và sách giáo khoa mới và bắt đầu áp dụng vào năm học 2019-20120 là hợp lý.
Qua đó, ngành Giáo dục, các địa phương và các giáo viên có thêm thời gian để chuẩn bị về mọi mặt, đặc biệt là điều kiện về cơ sở, vật chất, đội ngũ thầy, cô giáo. Mặt khác, các nhà giáo cũng có tâm thế tốt hơn khi bắt tay vào thực hiện chương trình, sách giáo khoa mới.
Thực tế cho thấy, ở một số địa phương, công tác tuyên truyền Chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể và đổi mới giáo dục đến đội ngũ giáo viên chưa được tốt.
Cho nên nếu giãn thêm 1 năm cũng là để chúng ta có thời gian rà soát lại nhiệm vụ này. Theo đó, cần phải đẩy mạnh công tác tuyên truyền để đội ngũ nhà giáo thấm nhuần chủ trương đổi mới giáo dục, từ đó quyết tâm thực hiện được chương trình, sách giáo khoa mới.
Đặc biệt, đối với các trường sư phạm, khi giãn tiến độ áp dụng thêm 1 năm sẽ có thêm thời gian để rà soát lại chương trình, từ đó đổi mới phương pháp đào tạo sao cho phù hợp với chương trình, sách giáo khoa mới; đáp ứng được những yêu cầu của chương trình phổ thông sắp tới;
Mặt khác, các trường có thêm thời gian để triển khai công tác bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhằm đáp ứng được chương trình, sách giáo khoa mới. Bên cạnh đó, các trường sư phạm cũng có điều kiện chuẩn bị tốt hơn về chương trình, bồi dưỡng giáo viên và đội ngũ cán bộ quản lý.
Diễn đàn Đầu tư Việt Nam 2025 (Vietnam Investment Forum 2025) với chủ đề “Khai thông & Bứt phá” do trang TTĐT tổng hợp VietnamBiz, Việt Nam Mới tổ chức sẽ diễn ra vào ngày 8/11/2024 tại GEM CENTER, TP HCM.
Sự kiện quy tụ giới chuyên gia cao cấp trong lĩnh vực đầu tư, tài chính là các nhà làm chính sách, CEO, CFO, CIO các ngân hàng, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, công ty bất động sản, các hãng xếp hạng, công ty cung cấp dữ liệu và hàng trăm nhà đầu tư có kinh nghiệm lâu năm trên thị trường chứng khoán và bất động sản.
Diễn đàn hứa hẹn mang lại không gian để các chuyên gia bàn luận về các xu hướng đầu tư mới, các góc nhìn chiến lược, mở ra nhiều ý tưởng đầu tư phù hợp cho giai đoạn mới. Đồng thời tạo cơ hội gặp gỡ, kết nối giữa nhà đầu tư và các đối tác tiềm năng trên thị trường.
Thông tin chi tiết chương trình: https://event.vietnambiz.vn/.