Chương trình giải trí cho thiếu nhi: Cần 'chất' hơn!

Mặc dù nhiều chương trình truyền hình thực tế (game show) dành cho thiếu nhi không ngừng được các nhà sản xuất thực hiện ở nước ta, tuy nhiên phần tích cực của các chương trình không nhiều. Thậm chí, nhiều em nhỏ khi tham gia các chương trình cũng dễ mắc bệnh ngôi sao, ảo tưởng hoặc không được hưởng tuổi thơ đúng nghĩa.

chuong trinh giai tri cho thieu nhi can chat hon

Mất hết ca nhạc thiếu nhi trên truyền hình

Lượng thôi chưa đủ

Hiện nay trên sóng truyền hình, hàng loạt các chương trình giải trí dành cho các em nhỏ “nở rộ”, trong đó phải kể đến các chương trình được công chúng quan tâm như: Giọng hát Việt nhí, Thần tượng âm nhạc nhí, Bước nhảy hoàn vũ nhí, Gương mặt thân quen nhí, Vua đầu bếp nhí, Biệt tài tí hon, Thần tượng tương lai, Thử tài siêu nhí, Người hùng tí hon, Tìm kiếm tài năng MC nhí, Nhí tài năng, Cha con hợp sức, Tạp dề tí hon, Nhóc cưng siêu đẳng, Con biết tuốt...

chuong trinh giai tri cho thieu nhi can chat hon
Chương trình giải trí cho thiếu nhi nhiều nhưng đa số lại thiếu “chất”

Trên thực tế, các chương trình giải trí này đã giúp công chúng có những phút giây thư giãn, đồng thời đây cũng là các sân chơi nghệ thuật giúp các phụ huynh, giới nghệ sĩ tìm ra được các em nhỏ có tài năng diễn xuất, ca hát, ảo thuật, sân khấu, nhảy múa...

Dẫu vậy, không ít ý kiến nhận định, bên cạnh mặt tích cực mà các chương trình giải trí dành cho các em nhỏ đem lại thì còn tồn tại nhiều hạn chế. Điều này thể hiện rõ khi các chương trình tìm kiếm tài năng nhí thời gian qua bị lôi vào những “cuộc chiến” thắng - thua đầy khốc liệt.

Nhiều em nhỏ tham gia các chương trình trở thành “chiến binh” của các nghệ sĩ làm huấn luyện viên (hoặc người hướng dẫn). Các thí sinh nhí bắt buộc phải trong tình trạng sẵn sàng bước vào một “cuộc chiến mới” mà mỗi em là những chiến binh cùng tranh đấu để tìm ra người chiến thắng.

Điều này vô tình tạo nên một áp lực với các bé khi luôn luôn phải cố gắng hết mức có thể nếu không muốn trở thành người thua cuộc. Áp lực đó đôi khi nếu không được người lớn và chính bản thân các em kiểm soát khiến các em rơi vào trạng thái tâm lý bất ổn, tuổi thơ trong trẻo vô tình bị “đánh cắp”.

Khán giả xem truyền hình từng chứng kiến bé Mai Nguyên Hoàng (4 tuổi) tham gia Biệt tài tí hon. Cậu bé đứng trên sân khấu hát những ca khúc của người lớn như “Duyên phận”, “Đèn khuya”… với nét ngây thơ, chất giọng non nớt nhưng khán giả và ban giám khảo cứ vỗ tay rần rần.

Thế nhưng, với độ tuổi của mình, cậu bé đáng ra phải hát các ca khúc thiếu nhi, đằng này lại cất lên những ca từ não nề, đầy chất tự sự như: “Không biết đêm nay vì sao tôi buồn/Buồn vì trời mưa hay bão trong tim/Đã mấy thu qua tôi vẫn đi tìm/Để rồi buồn ơi nghe tiếng mưa đêm…”. Bản thân bé không hiểu nội dung ca khúc và vì thế các nhà sản xuất đã lợi dụng những tài năng nhí để mua vui cho khán giả?

Ngoài ra, vì nhu cầu luôn đổi mới để phục vụ khán giả, một số nhà sản xuất còn đảo ngược vị trí, nếu trước đây, người lớn đóng vai trò huấn luyện viên, đào tạo thí sinh nhí, thì bây giờ ngược lại, tài năng nhí chỉ dạy, huấn luyện những người nổi tiếng. Đó là trường hợp của chương trình Sinh ra để tỏa sáng, “đảo ngược” vị trí cho các em nhỏ lên làm người “dạy dỗ” các nghệ sĩ lớn tuổi gián tiếp làm các em nhỏ ảo tưởng về bản thân, “mắc bệnh ngôi sao”.

chuong trinh giai tri cho thieu nhi can chat hon

Người trong cuộc cũng than thở

NSƯT Xuân Bắc chia sẻ, dù không có thời gian để xem tất cả chương trình truyền hình thực tế dành cho các em nhỏ, tuy nhiên một vài chương trình nhí hiện nay đề cao tính giải trí mà chưa chú ý đến tính giáo dục. “Tính giáo dục ở đây là tính hướng thiện, là những bài học tốt đẹp có thể rút ra, là trách nhiệm của người lớn đối với thế hệ tương lai”, NSƯT Xuân Bắc chia sẻ.

Trong khi đó, nhạc sĩ Thanh Bùi - giám khảo chương trình Giọng hát Việt nhí thẳng thắn chia sẻ, những cuộc thi, chương trình cho các em nhỏ như Giọng hát Việt nhí không mang lại hiệu ứng tích cực mà khiến các em nhỏ và phụ huynh bị ảo tưởng. “Nhìn tuổi thơ và sự hồn nhiên của một đứa bé bị mất đi khi phải bước chân vào một chương trình, quả thật rất tội nghiệp và rất thiệt thòi. Nhiều em còn có hiện tượng “chạy show”, bên này chưa đậu sẽ chạy sang cuộc thi khác. Mãi cũng chỉ là vậy mà thôi” - nhạc sĩ Thanh Bùi cho biết.

Ngoài ra, theo nhạc sĩ Hoàng Long - người có nhiều ca khúc thiếu nhi nổi tiếng, trong các chương trình giải trí dành cho các em nhỏ, sự tung hô đôi khi quá đà của người lớn đã vô tình tạo nên tâm lý “sống ảo” cho nhiều em nhỏ, khiến các em quên trau dồi kỹ năng sống, rèn giũa thêm tài năng để phát triển.

Đặc biệt, nhạc sĩ Trần Tiến từng chia sẻ, ông rất sợ các chương trình, cuộc thi tìm kiếm tài năng biến trẻ con thành người hùng, người tài từ khi còn rất sớm. Nếu các em bị đẩy ra kiếm tiền từ nhỏ thì cái giá các em phải đánh đổi sẽ rất đắt, là mất đi tuổi thơ. Điều này được chứng minh bởi khi tham gia các chương trình, các em nhỏ phải có quá trình tập luyện và ghi hình dài ngày.

Chính điều này khiến các em không có nhiều thời gian học tập và tham gia các hoạt động khác. Bởi thế mới có chuyện nhiều phụ huynh cho con em tham gia các chương trình than thở, vì thời gian tập luyện lẫn ghi hình khá sít sao nên việc các em nhỏ ngủ không đủ giấc hay ăn ít, thậm chí bỏ bữa ăn là chuyện diễn ra như cơm bữa.

chuong trinh giai tri cho thieu nhi can chat hon Mất hết ca nhạc thiếu nhi trên truyền hình

Sự thay đổi về cách tiếp cận chương trình truyền hình của công chúng ngày nay và cơ chế xã hội hóa các chương trình ...

chọn
Hình ảnh khu phức hợp Đại sứ quán Mỹ sau hơn năm khởi công
Hình ảnh mới nhất về tiến độ khu phức hợp Đại sứ quán Hoa Kỳ sau hơn năm khởi công.