Theo PGS.TS Nguyễn Thúy Hồng sẽ chỉ dạy thực nghiệm với nội dung mới, khó xuất hiện trong chương trình mới. Ảnh: Huyên Nguyễn |
Bà Hồng cho biết, ngay sau khi chương trình giáo dục phổ thông mới chính thức được thông qua dự kiến vào tháng 4 tới, sẽ bắt đầu thực hiện công đoạn viết sách giáo khoa. Dự kiến, bắt đầu từ quý IV.2018 sẽ có những khóa đầu tiên bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý cốt cán trên toàn quốc. Nếu trước đây người cốt cán đi học về rồi trở thành giảng viên để dạy lại cho đồng nghiệp thì bây giờ họ giữ vai trò là người hỗ trợ, hướng dẫn cho đồng nghiệp. Mỗi trường sẽ cử từ 2 – 3 người có năng lực nổi bật nhất. Việc tổ chức đào tạo được thực hiện thành cụm để đảm bảo môn nào cũng có giáo viên tham dự.
Giám đốc dự án ETEP cũng cho biết thêm, việc dạy thực nghiệm cũng khác. Trước đây, viết sách giáo khoa xong mới soạn giáo án cho giáo viên dạy thực nghiệm và giáo viên dạy lại toàn bộ chương trình mới thì bây giờ song song với biên soạn sách giáo khoa sẽ dạy thử luôn. Đặc biệt, sẽ chỉ dạy thực nghiệm với nội dung mới, khó xuất hiện trong chương trình mới.
Trước việc dư luận có lối ví von rằng chương trình có biến các giáo viên thành “siêu nhân” khi phải dạy chương trình quá mới trong khi thời gian chuẩn bị ngắn, bà Hồng cho rằng, những nội dung trong chương trình mới không phải là quá mới bởi khi xây dựng chương trình sách giáo khoa năm 2000 các nội dung này đã được đề cập. Tại thời điểm đó, điều kiện chuẩn bị chưa được kĩ càng nên Bộ GDĐT xác định sẽ dần dần đưa vào chương trình từng năm học.
Từ đó đến nay, Bộ GDĐT đã đưa vào trong chương trình học những nội dung như tăng cường giáo dục lí luận gắn với đời sống thực tiễn, đó chính là hoạt động giáo dục sáng tạo bây giờ. Bộ cũng đưa vào nội dung dạy học liên môn. “Những vấn đề trong chương trình mới không hề quá xa lạ mà chỉ là tên gọi mới. Chúng ta đã có những bước chuẩn bị kĩ càng và đặc biệt là trong những năm gần đây”, bà Hồng khẳng định.
Theo kế hoạch của Bộ GDĐT, từ nay đến năm 2024, sẽ ban hành chuẩn, tiêu chuẩn giáo viên, giảng viên và cán bộ quản lý; ban hành các chương trình đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ quản lý trường phổ thông thống nhất cả nước, trong đó có chương trình đào tạo giáo viên dạy các môn học mới.
Bộ GDĐT giao các trường sư phạm trọng điểm, chủ chốt tiến hành nghiên cứu đổi mới chương trình, nội dung đào tạo để xây dựng mới 50 chương trình đào tạo thống nhất trong cả nước. Các cơ sở này cũng xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng giáo viên đáp ứng yêu cầu và lộ trình đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông; phối hợp với địa phương xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức các khóa bồi dưỡng tập trung…
Giáo viên băn khoăn đánh giá thực chất học sinh theo chương trình mới
Khi thực hiện chương trình giáo dục phổ thông mới, giáo viên mong được hướng dẫn cụ thể trong việc đánh giá khách quan trình ... |