Chuyên gia gợi ý 5 vấn đề cần được giải quyết triệt để trước khi xây dựng khung giá đất mới

Góp ý về Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), ông Troy Griffiths cho rằng, vấn đề quản lý đất đai của Việt Nam còn nhiều thách thức cần phải được giải quyết triệt để trước khi xây dựng khung giá đất mới.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đang xây dựng kế hoạch cụ thể cho đợt lấy ý kiến góp ý đợt cuối cùng cho Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) diễn ra bắt đầu từ sau ngày 20/2 đến 15/3. Những vấn đề được quan tâm, tập trung nhiều ý kiến nhất tiếp tục là các nội dung như bỏ khung giá đất, cách tính giá đất theo giá thị trường, vấn đề thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng và cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai.

Phân tích về vấn đề này, ông Troy Griffiths, Phó Giám đốc Điều hành Savills Việt Nam với hơn 20 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực định giá cho rằng, trước những thảo luận sôi nổi của cộng đồng, doanh nghiệp, các cơ quan quản lý Nhà nước trong thời gian qua, có thể thấy có nhiều ý kiến đồng tình rằng cách xác định khung định giá hiện tại không hoạt động hiệu quả, từ đó dẫn đến những chậm trễ trong việc phát triển các dự án đầu tư công nói riêng và tốc độ phát triển và lợi ích kinh tế xã hội nói chung. 

“Mặc dù khung giá đất từng là tiêu chuẩn phù hợp và được xem là một biện pháp nhằm định giá đất song hệ thống này đã không còn phù hợp đối với sự phát triển của thị trường bất động sản và giá trị sử dụng đất hiện nay”, ông nói.               

Theo vị chuyên gia, vấn đề quản lý đất đai của Việt Nam còn nhiều thách thức như: một số khu vực đất nông nghiệp có diện tích nhỏ và dày đặc, quy định sử dụng đất không nhất quán, phân vùng sử dụng đất không được áp dụng nghiêm ngặt, không đăng ký chuyển nhượng công khai, hồ sơ mua bán không rõ ràng, hệ thống phân cấp dẫn đến thủ tục pháp lý phức tạp và bản đồ địa chính quốc gia không thống nhất. 

Trong đó, ông Troy Griffiths cho rằng có 5 vấn đề chính cần được giải quyết triệt để trước khi xây dựng khung giá đất mới. 

Thứ nhất, cần quy định rõ ràng quy hoạch cấp địa phương nhằm phục vụ quá trình phê duyệt kế hoạch sử dụng đất cho các dự án. Việc xác định quyền sử dụng đất phải được thực hiện một cách hợp pháp dựa trên giá trị cao nhất của bất động sản đó.

Thứ hai, cần công khai và số hóa hoạt động chuyển nhượng quyền sử dụng đất. Giá trị bất động sản phải dựa trên lịch sử chuyển nhượng thực tế, hoặc các giao dịch mua bán khác để so sánh và chứng thực.

Thứ ba, cần xem xét phương pháp luận phù hợp với bối cảnh Việt Nam. Có rất nhiều yếu tố giá trị “chưa được cải tạo” đối với đất nông thôn, giá trị “vốn” đối với đất thương mại, giá trị về vị trí, tổng giá trị cho thuê. 

Thứ tư, để xây dựng khung định giá đạt chuẩn, cần thu thập đủ dữ liệu toàn diện tùy thuộc vào độ chính xác và khối lượng dữ liệu trong 3 - 5 năm trở lại. 

Thứ năm, cần thực hiện kỹ lưỡng quy trình khiếu nại, phản đối hoặc xem xét khi có sai sót xảy ra, để củng cố phương pháp vận hành của hệ thống và tăng niềm tin của thị trường khung giá đất mới.

Vị chuyên gia nhấn mạnh những vấn đề trên được thực hiện nghiêm túc mới giúp hệ thống khung định giá đất hoạt động hiệu quả. 

chọn
BĐS Hồ Gươm đang tiến vào khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 sau thương vụ 45 tỷ đồng
Sau khi cổ phần hóa, Viwaseen cùng đối tác DAF đã nhượng lại quyền phát triển khu đô thị hơn 126 ha ven Vành đai 4 Hà Nội cho Công ty CP Đầu tư Bất động sản Hồ Gươm với khoản tiền 45 tỷ đồng.