Chuyên gia tội phạm học hướng dẫn cách phòng chống bạo lực học đường

Trung tá Hiếu cho biết học sinh cần chủ động phòng tránh, không tự gây gổ hoặc có kỹ năng xử lý hợp lý mới có thể hạn chế bạo lực học đường.

Sáng 23/1, Trung tá Đào Trung Hiếu – Chuyên gia tội phạm học, Bộ Công an đã có buổi nói chuyện chuyên đề với các em học sinh Trường THCS Đền Lừ (quận Hoàng Mai, TP Hà Nội) về “Phòng chống tội phạm và bạo lực học đường”.

chuyen gia toi pham hoc huong dan cach phong chong bao luc hoc duong
Một em học sinh say sưa đặt câu hỏi với Trung tá Đào Trung Hiếu (Ảnh: Đình Tuệ).

Đừng tự biến mình thành “bao cát”

Tại buổi chia sẻ, Trung tá Hiếu nhấn mạnh: “Phòng chống bạo lực học đường là một trong những kỹ năng vô cùng cần thiết cho các em học sinh khối THCS. Phải giúp các em có những hiểu biết cơ bản để có thể tự bảo vệ mình trước những nguy cơ trên đang là yêu cầu bức thiết mà bất cứ ông bố, bà mẹ nào cũng mong muốn”.

chuyen gia toi pham hoc huong dan cach phong chong bao luc hoc duong
Buổi nói chuyện cùng gần 500 em học sinh Trường THCS Đền Lừ diễn ra khá sôi nổi (Ảnh: Đình Tuệ).

Trò chuyện cùng gần 500 học sinh, vị chuyên gia tội phạm học cho rằng: "Nếu biết trước rằng mình sẽ bị đánh, các em cần chủ động thông báo trước sự việc với các thầy cô hoặc gọi điện cho người nhà, hay báo một số bạn bè của mình biết để bảo vệ. Nếu thấy an toàn (có thầy cô giáo, người thân, nhóm bạn...bên cạnh), các em có thể chủ động gặp đối tượng để nói chuyện, nhằm ngăn chặn sự việc xảy ra.

Luôn đi cùng bạn bè lúc tan học hay khi ra chơi, chứ đừng đi lại một mình. Đông người bao giờ cũng an toàn hơn, nếu có bạn bè ở bên cạnh thì kẻ bắt nạt sẽ không dám làm gì. Lưu ý không ngoan ngoãn đi nói chuyện theo yêu cầu của đối tượng. Trong hoàn cảnh mình yếu hơn, tốt nhất là cố gắng tránh gặp kẻ bắt nạt, ở trường hay ở trên đường, nhưng đừng tỏ cho họ thấy điều đó".

Nếu họ biết các em đang sợ hãi, họ sẽ càng lấn tới. Nếu họ cùng đường đi với các em, hãy đi đường khác, vì khi không nhìn thấy thì họ cũng không thể bắt nạt các em. Tình huống buộc phải đối mặt với kẻ bắt nạt và không có sự trợ giúp từ bên ngoài, hãy thể hiện mình là người không dễ bắt nạt, sẵn sàng đương đầu và đối tượng sẽ trả giá thích đáng nếu bắt nạt mình. Đừng để kẻ bắt nạt thấy các em khóc. Nếu thấy phản ứng ủy mị như thế, họ sẽ càng bắt nạt các em nhiều hơn.

chuyen gia toi pham hoc huong dan cach phong chong bao luc hoc duong
Chuyên gia tội phạm học dùng kỳ năng minh họa cho các em học sinh dễ hiểu để phòng tránh tội phạm và bạo lực học đường (Ảnh: Đình Tuệ).

Chuyên gia Đào Trung Hiếu cũng cho biết thêm, hậu quả của bạo lực học đường, nhất là khi bị tung clip lên mạng đã dẫn đến những câu chuyện vô cùng nghiêm trọng. Thậm chí, có em vì không thể chịu được áp lực tâm lý mà đã tìm đến cái chết, khiến dư luận thời gian qua vô cùng phẫn nộ, bức xúc.

chuyen gia toi pham hoc huong dan cach phong chong bao luc hoc duong Những kỹ năng ‘nằm lòng’ phòng tránh tội phạm bắt cóc trẻ em

“Đối với những người đã từng quen biết với gia đình nhưng lâu rồi không có liên lạc, qua lại gì thì các em tuyệt ...

Trung tá Hiếu nhấn mạnh, điều cơ bản nhất đối với các em học sinh là phải chủ động phòng tránh. Không nên tỏ ra quá yếu đuối, sợ sệt nếu không may bị bạn bắt nạt, dọa đánh. Khi đó, các em hãy bình tĩnh và tìm tới sự trợ giúp từ người lớn chứ tuyệt đối không được cam chịu.

Tuyệt đối không thử ma túy dù chỉ 1 lần

Bên cạnh đó, kỹ năng phòng chống ma túy học đường cũng vô cùng quan trọng với các em học sinh. Ở độ tuổi học cấp 2, các em vẫn có thể dễ bị các đối tượng xấu dụ dỗ, lôi kéo vào con đường nghiện ngập và lợi dụng để vận chuyển ma túy.

chuyen gia toi pham hoc huong dan cach phong chong bao luc hoc duong
"Tuyệt đối không sử dụng ma túy, dù chỉ một lần", Trung tá Hiếu nói (Ảnh: Đình Tuệ).

Trung tá Hiếu hỏi các em học sinh: "Nếu một ngày đang đi ngoài đường hay quán trà sữa, có một người lạ đưa cho em một thứ đồ ăn hay đồ uống lạ và bảo các em dùng thử miễn phí, các em có sử dụng không?".

“Câu trả lời là tuyệt đối không. Bởi bọn tội phạm ma túy giờ đây rất manh động. Chúng cũng có thể dễ dàng lên mạng để kết bạn với các em học sinh. Có thể đưa đẩy câu chuyện muốn gặp mặt, rồi dụ dỗ bằng các đồ ăn, thức uống miễn phí. Nhưng ai đảm bảo rằng trong đó không chứa các chất gây nghiện, hay gây mê.

Đối với heroin – một chất ma túy gây nghiện nếu các em chỉ cần hút đến lần thứ hai là sẽ nghiện. Nhưng riêng ma túy đá, chỉ cần thử một lần duy nhất cũng có thể khiến các em nghiện ngay tức thì. Thậm chí, có kẻ còn gieo rắc vào đầu các em rằng ma túy có tác dụng xả stress hay chữa bệnh mà không gây nghiện. Điều này là sai hoàn toàn, các em phải tuyệt đối tránh xa”, chuyên gia Đào Trung Hiếu cảnh báo.

chuyen gia toi pham hoc huong dan cach phong chong bao luc hoc duong
Cô giáo Trần Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng Trường THCS Đền Lừ tại buổi nói chuyện sáng 23/1 (Ảnh: Đình Tuệ).

Chia sẻ với phóng viên, cô giáo Trần Thị Thanh Vân – Hiệu trưởng Trường THCS Đền Lừ cho biết, những kỹ năng kiến thức trên đã và đang được nhà trường đẩy mạnh tổ chức. Các em học sinh cần xây dựng cho mình ý thức chấp hành pháp luật ngay từ bây giờ.

“Sắp bước vào dịp nghỉ Tết Nguyên đán, các em tuyệt đối không gây chuyện và đừng tự biến mình thành những người thiếu văn hóa khi bắt nạt người khác. Các hành vi gây bạo lực học đường là các em đều vi phạm pháp luật và sẽ bị xử lý thích đáng. Đồng thời, chấp hành nghiêm quy định về cấm sử dụng các loại pháo nổ, tránh xa tệ nạn ma túy”, cô Thanh Vân nói thêm.

chọn
'Quy hoạch NOXH ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi là không khả thi'
Theo đại diện Ban Quản lý các Khu chế xuất và công nghiệp TP HCM, so với các dự án nhà ở thông thường, việc xây dựng NOXH phức tạp hơn. Chẳng hạn như việc chọn địa điểm xây dựng, nếu NOXH được quy hoạch ở những khu vực quá xa trung tâm như Củ Chi thì sẽ không khả thi do di chuyển hàng ngày bất tiện.