Chuyện tài xế trên những chuyến xe chạy đua với 'tử thần'

Chiếc xe cứu thướng rú còi, lao vun vút trên đường để đưa bệnh đi cấp cứu, với người cầm lái, mỗi chuyến đi được ví như cuộc chạy đua với "tử thần" để tìm sự sống cho người khác.

Thời gian là vàng

Chúng tôi gặp anh Phạm Quốc Việt, Đội trưởng đội công xa Trung tâm cấp cứu 115 TP.HCM trong một buổi sáng tháng 11. Như bao ngày khác anh vẫn đang tất bật với công việc điều khiển, sắp xếp tài xế sao cho hợp lý giữa các trạm trung tâm và những trạm vệ tinh xung quanh thành phố để tránh trùng lặp nhưng vẫn đạt được chất lượng công việc tốt nhất.

chuyen tai xe tren nhung chuyen xe chay dua voi tu than
Hai chiếc xe cứu thương bị "bao vây" bởi hàng trăm phương tiện khác, mất hơn 30 phút mới thoát khỏi ùn tắc trên đường Mai Chí Thọ. (Ảnh NLĐ)

Người đàn ông này đã gắn bó hơn 30 năm với công việc tài xế xe cấp cứu nhận định: “Lái xe cấp cứu bây giờ tưởng sướng hơn tụi tôi ngày xưa nhưng thực ra khổ hơn rất nhiều. Đường xá thì đông đúc, chật hẹp và luôn trong tình trạng quá tải nên việc tài xế ăn vội cái bánh mì trừ cơm rồi đi làm nhiệm vụ âu cũng bình thường”.

Không như cách tài xế taxi, du lịch hay xe khách người ôm vô lăng xe cứu thương là người có ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, sinh mạng của bệnh nhân. Ngoài các y bác sĩ đi kèm, người tài xế cũng phải có chuyên môn nhất định vềsơ cứu và cách chăm sóc bệnh nhân. Vì không phải mỗi lần lên xe là mỗi lần lao đi thật nhanh để về bệnh viện mà họ phải hiểu tính chất riêng của từng ca chuyển. Tỷ như một người đau phần mềm, xuất huyết hay miệng đang gắn ống thở oxi buộc phải tới bệnh viện nhanh nhất nhưng nếu một người bị chấn thương cột sống, xương cổ xe phải chạy một cách êm ái nhất…

“Trong cấp cứu một người bệnh có cái gọi là thời gian vàng, có khi là 1 phút cũng đủ để níu giữ mạng sống cho bệnh nhân, chúng tôi phải luôn đặt tiêu chí đi thật nhanh, đưa đến nơi, về đến chốn... và nhất là phải đảm bảo an toàn cho mọi người trên xe. Và trong những trường hợp bệnh nặng mình vận chuyển bệnh nhân đến được bệnh viện lúc người ta còn thở chính là lúc cảm thấy hạnh phúc nhất” – anh Việt tâm sự.

Vui buồn chuyện nghề

Dù là xe được quyền ưu tiên nhưng theo chia sẻ của những tài xế thuộc Trung tâm Cấp cứu 115, không ít trường hợp người dân cản trở, thậm chí quay lại gây sự, chửi mắng họ một cách rất… vô tư.

Anh Nhật, một thành viên trong đội công xa Trung tâm cấp cứu 115 kể: “Một hôm đang chạy xe chở bệnh nhân, giữa trưa, thấy dòng người xe đông đúc tôi phảihú còi lao đi. Nghe tiếng còi cấp cứu, phần lớn ô tô và xe máy chạy chậm lại nhường đường nhưng gặp phải một “quái xế” điều khiển xe máy từ phía sau lao lên “cúp đầu” xe cứu thương. Cú cúp đầu đột ngột của “quái xế” buộc tôi thắng gấp khiến cả bác sĩ, y tá, người nhà cả cả bệnh nhân lao về phía trước. Chưa dừng lại ở đấy, người này còn dựng xe trước đầu xe cứu thương quay lại quát tháo, chửi mắng. Phải một hồi sau thấy công an xuất hiện người này mới chịu lên xe rú ga phóng vọt đi”.

“Hơn 30 năm trong nghề, đã nhiều lần tôi phải nhường đường cho những “yên hùng xa lộ” này nhưng cũng không tránh được va quẹt, bị “níu áo” cãi cọ qua lại. Cũng may cho tới nay chưa xảy ra trường hợp nào đáng tiếc” – anh Nhật nói.

chuyen tai xe tren nhung chuyen xe chay dua voi tu than
Không riêng các y bác sĩ mà tài xế cũng luôn trong trạng thái sẵn sàng làm nhiệm vụ.

Trong nhiều tình huống va chạm, đáng nói nhất là phản ứng từ chính người nhà bệnh nhân. Theo tâm lý chung gia đình nào có người gặp nạn đều lo lắng và mong muốn được đưa tới bệnh viện cứu chữa một cách nhanh nhất song không ít trường hợp người nhà mất bình tĩnh, gây gổ, dùng những câu nói thô lỗ đối với y bác sĩ cũng như tài xế lái xe.

Anh Việt kể: “Cách đây mấy tháng, vào một buổi chiều trời mưa to, nghe tiếng chuông báo tôi vội vàng nhảy lên xe cùng với bác sĩ, y tá chạy thẳng tới địa điểm đã được báo trước. Nhưng do mưa lớn, đường kẹt nghiêm trọng nên xe tôi không thể đi nhanh được dù đã mở còi báo. Chúng tôi mất hơn nửa tiếng mới tới được nhà của bệnh nhân, thật không may người bệnh bị nặng quá không thể chờ kịp lúc chúng tôi đến và đã qua đời. Cả ê kíp chúng tôi đều buồn bã và cảm thấy sót thương, cho người bệnh và cho chính chúng tôi khi không thể hoàn thành nhiệm vụ”.

Nói đến đây anh bỗng trầm lại, nhấp một ngụm nước chè a kể tiếp: “Từ trong nhà lao ra, một thanh niên cầm theo con dao chĩa về phía chúng tôi la lớn: “Chúng mày đi kiểu gì mà giời mới tới nơi, cấp cứu mà làm ăn như vậy à, người chết rồi chúng mày phải đền mạng”. Lúc ấy cả 4 người ngồi trên xe đều lo sợ vì những lời nói và hành động của người này, trong tình thế về không được mà ở cũng không xong ai cũng đều run sợ. Rất may sau đó có 4, 5 người nhà ra căn ngăn, cùng lúc công an phường có mặt để “giải nguy” chúng tôi mới an toàn rời khỏi”.

Dù gặp muôn vàn khó khăn, nhiều tình huống dở khóc dở cười nhưng với cánh tài xế lái xe cấp cứu, mỗi lần ngồi lên xe cứu thương đều phải xác định mục đích trước hết là cứu người, phải bình tĩnh trước mọi tình huống, nhún nhường bỏ qua tranh chấp, cãi vã trên đường. Tất cả vì mạng sống của bệnh nhân.

chọn
Toàn cảnh đường Lương Định Của mở rộng sắp thông xe tại TP Thủ Đức
Dự án nâng cấp, mở rộng đường Lương Định Của tại TP Thủ Đức có chiều dài khoảng 2,5 km. Đây là một trong 10 công trình giao thông dự kiến thông xe trước Tết Nguyên đán của TP HCM.