Với việc mở rộng đối tượng được tự chứng nhận xuất xứ đến cả ba nhóm gồm người nhập khẩu, người xuất khẩu và người sản xuất.
Cơ chế này của Hiệp định CTPPP thậm chí còn rộng hơn cơ chế tự chứng nhận xuất xứ phổ biến ở Mỹ (chỉ người nhập khẩu được tự chứng nhận xuất xứ), hay EU (chỉ người xuất khẩu được tự chứng nhận xuất xứ).
Cơ chế tự chứng nhận xuất xứ của CPTPP được đánh giá linh hoạt và tạo điều kiện thuận lợi hơn cho doanh nghiệp trong quá trình xuất khẩu. Tuy nhiên, CPTPP không bắt buộc Việt Nam phải áp dụng cơ chế này ngay sau khi Hiệp định có hiệu lực mà theo lộ trình nhất định.
Cụ thể, đối với hàng nhập khẩu, Việt Nam (Brunei, Malaysia, Mexico, Peru) được phép bảo lưu chưa áp dụng hình thức nhà nhập khẩu tự chứng nhận xuất xứ trong vòng 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Đối với hàng xuất khẩu, các nước (có Việt Nam) có thể áp dụng song song hai hình thức cấp giấy chứng nhận xuất xứ dưới đây trong 5 năm kể từ khi Hiệp định có hiệu lực (và có thể gia hạn thêm 5 năm nữa):
Một cơ quan có thẩm quyền cấp (tức là vẫn như qui trình cấp giấy chứng nhận xuất xứ hiện tại của Việt Nam), hoặc một nhà xuất khẩu đủ điều kiện tự chứng nhận xuất xứ.
CPTPP có qui định khá chi tiết về các thủ tục, điều kiện ràng buộc về thời hạn, cách thức mà các nước phải tuân thủ khi qui định về thủ tục chứng nhận xuất xứ theo từng trường hợp cụ thể. Đáng chú ý là các qui định về việc điều tra xác minh thông tin xuất xứ, lưu giữ chứng từ chứng minh, bảo mật… từ góc độ của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.