Cô giáo miền núi 4 lần trượt viên chức vẫn muốn thi tiếp

Nhiều giáo viên dù được biên chế nhưng vì lý do khác nhau đã không thể kiên trì để tiếp tục theo nghề. Điều này khiến những giáo viên đang dạy hợp đồng hay vừa ra trường lại thêm lần nữa hoang mang trước giấc mơ vào biên chế.
 

4 lần trượt viên chức vẫn muốn thi tiếp

Công tác 5 năm tại trường Mầm non Niêm Sơn, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang dưới hình thức ký hợp đồng, đã 4 lần thi biên chế giáo viên không đỗ nhưng chị Thuận Thị Thành, dân tộc Nùng cho biết mình vẫn sẽ thi tiếp nếu có đợt thi viên chức.

Chia sẻ về 4 lần thi trượt, chị cho biết mình cũng không biết điểm được bao nhiêu, chỉ nhận được thông báo từ Phòng GD&ĐT là không đủ điểm đỗ.

Chị Thành tốt nghiệp hệ trung cấp khoa Giáo dục mầm non của trường Cao đẳng Sư phạm Hà Giang năm 2012. Sau đó, chị xin dạy hợp đồng tại trường Mầm non Niêm Sơn.

4 lan truot vien chuc van muon thi tiep
Cô giáo Thành vẫn quyết thi vào biên chế dù đã 4 lần trượt liên tiếp.

Chị cho biết, năm học mới này, mức lương hợp đồng của chị được tăng từ 2,1 triệu đồng lên 2,5 triệu đồng/tháng. Công việc bắt đầu bận rộn từ 6h30 sáng đến 5h30 chiều. Năm nay chị được phân công dạy lớp 25 bé từ 24-36 tháng nên càng không có thời gian để có thể làm thêm những công việc khác.

Thu nhập của gia đình chủ yếu trông vào lương giáo viên hợp đồng của chị và công việc bốc vác thuê, phụ công trình không thường xuyên có việc của chồng. Hai đứa con của chị, một lên 5 tuổi, đứa còn lại 3 tuổi vẫn phải trông nom.

Chị Thành tâm sự: “Lương thấp nhưng tôi vẫn đi làm vì tôi sẽ không bị quên nghề. Nếu như không làm giáo viên thì tôi chẳng biết phải làm nghề gì để trang trải cho cuộc sống gia đình, tiền thuốc cho con hằng ngày. Nếu thi đỗ biên chế, tôi có thể cải thiện lương hơn bởi các phụ cấp vùng khó khăn, dân tộc”.

Thời gian ôn thi viên chức, chị phải đi xin tài liệu ôn từ những đồng nghiệp của mình. Chị tranh thủ ôn cả những khi trông con hay khi cho con ngủ. Công việc ở trường, gia đình bận rộn hơn những ngày thường nhưng chị tự nhủ phải sắp xếp.

Chia sẻ về việc giáo việc nhiều giáo viên dù đã được biên chế nhiều năm nhưng vẫn quyết viết đơn ra khỏi ngành, chị Thành cho biết: “Đó là vì họ có điều kiện để kiếm được một công việc khác với mức lương cao hơn, không áp lực như nghề giáo viên hay vì lý do cá nhân nào đó.

Nhưng tôi lại không thể bỏ việc để theo nghề khác bởi tiền sinh hoạt của gia đình vẫn phải vay mượn từ bạn bè. Đứa con út lại mắc bệnh đường ruột bẩm sinh, phải đi khám và lấy thuốc tại Bệnh viện Nhi Trung ương nên tôi càng không nghĩ đến việc bỏ nghề mà vẫn sẽ tiếp tục thi vào biên chế”.

Tiếc 4 năm học nếu không thi vào viên chức

N.T.M quê ở Kon Tum, vừa mới tốt nghiệp bằng Giỏi khoa Giáo dục Tiểu học trường Đại học Quy Nhơn vào tháng 6/2017. Vì mong muốn thay đổi môi trường sống nên M. không thi vào biên chế của tỉnh nhà mà chọn lập nghiệp ở Bình Định.

May mắn cho M. và những cô giáo tiểu học khác là sắp tới đây huyện Tây Sơn, tỉnh Bình Định sẽ tiến hành tổ chức thi vào biên chế cho các giáo viên đủ điều kiện.

Tuy nhiên, may mắn này với M. không được trọn vẹn bởi những suy nghĩ mông lung, hoang mang về nghề giáo mà mình đang theo đuổi, đặc biệt khi M. nghĩ đến rất nhiều giáo viên đã được biên chế nhưng vẫn quyết “dứt áo ra đi”.

M. chia sẻ: “Tôi đang ôn thi viên chức. Nhưng mỗi lần đọc những dòng tâm sự than thở của các thầy cô tôi lại thấy nản và suy nghĩ có nên theo tiếp hay tìm con đường khác. Tôi thấy mông lung lắm.

Tôi tiếc 4 năm học, tiếc công sức mẹ nuôi. Tôi cũng không xác định được mình có yêu nghề này không vì tôi chưa được đi dạy... Tôi cứ đăng ký thi viên chức, được thì tốt mà không được thì thôi. Có lúc tôi thấy mất phương hướng!”

M. cho biết đã nộp hồ sơ thi viên chức ở tỉnh Bình Định, vẫn muốn thử sức mình nếu như có cơ hội. Đó cũng là cách để bản thân thấy được mình đang đứng ở vị trí nào.

“Tôi không nản vì vấn đề tiền lương lắm, thậm chí có thể chấp nhận mức lương đối với người mới ra trường là 1.86, chỉ là thấy bất công vì học đại học nhưng vẫn tính lương như cao đẳng, trung cấp”, M. tâm sự về tiền lương đối với giáo viên biên chế.

chọn
Một doanh nghiệp dự chi gần 18.000 tỷ xây loạt cao ốc 25-40 tầng ven biển Bình Sơn - Ninh Chữ
Khu đô thị biển Bình Sơn - Ninh Chữ (khu K2) do Hacom Holdings làm chủ đầu tư vừa qua đã được điều chỉnh tổng vốn thành 17.779 tỷ đồng, tiến độ thực hiện từ quý III/2024 - quý I/2029.