Có nên cho trẻ uống vitamin A liều cao?
Theo thông báo từ Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP Hà Nội, Ngày Vi chất dinh dưỡng đợt 2 năm 2018, Hà Nội sẽ có 447.919 trẻ 6-36 tháng tuổi được uống vitamin A; trong đó, số trẻ 13-36 tháng tuổi là 365.102 trẻ, còn lại là trẻ 6 -12 tháng tuổi.
Xem thêm: Lịch uống vitamin A năm 2019 tại các xã, phường ở Hà Nội, cha mẹ cần ghi nhớ
Ngoài ra, dự kiến có hơn 1.900 trẻ dưới 6 tháng tuổi không được bú sữa mẹ cũng được uống vitamin A và gần 13.000 trẻ 37-60 tháng tuổi cần uống vitamin A điều trị dự phòng. Cùng với đó, sẽ có hơn 7.700 bà mẹ sau sinh trong vòng 1 tháng được uống vitamin A.
Chiến dịch uống vitamin A đợt 2 diễn ra trong hai ngày (30/11 và 1/12) tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn; uống vét vào các ngày 2/12 và 3/12.
Có nên cho trẻ uống vitamin A liều cao. (Ảnh minh họa: Babycenter). |
Theo điều tra của Viện Dinh dưỡng, khẩu phần ăn của người Việt Nam hiện tại không đáp ứng đủ được 100% nhu cầu về vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể.
Theo số liệu điều tra của Viện Dinh dưỡng quốc gia đã công bố, hiện Việt Nam có khoảng 7,5 triệu trẻ em dưới 5 tuổi. Nhưng có đến gần 1 triệu trẻ em bị thiếu Vitamin A tiền lâm sàng.
Bởi vậy bổ sung vitamin A liều cao cho trẻ là việc làm cần thiết nhằm đảm bảo cơ thể trẻ có đủ dưỡng chất để phát triển khỏe mạnh.
Những tác dụng của vitamin A với sự phát triển của trẻ
Theo BS.CK2.Nguyễn Thị Thanh (Bệnh viện Nhi đồng 1), vitamin A là một trong ba loại vi chất (iốt, vitamin A, sắt) quan trọng cần cho sự phát triển của bé. Vitamin A có đặc tính là không tan trong nước, tan trong dầu mỡ ether, chloroform và aceton.
Với trẻ nhỏ, vitamin A là một vi chất có vai trò rất quan trọng. 4 vai trò đặc biệt quan trọng này bao gồm:
- Tăng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường.
- Thị giác: Vitamin A có vai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt.
- Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt, biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết.
- Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể.
- Vitamin A có khả nǎng làm tăng sức đề kháng với các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư…
Vitamin A có nhiều tác dụng với sự phát triển của trẻ. (Ảnh: VTC). |
Khi thiếu vitamin A, trẻ sẽ chậm lớn, còi cọc. Trẻ bị thiếu vitamin A sẽ có thị lực kém, hay bị "quáng gà". Ngoài ra, việc thiếu vitamin A cũng khiến biểu mô và niêm mạc bị tổn thương, tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù lòa. Giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt là sởi, tiêu chảy và viêm đường hô hấp dẫn tới tăng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ cũng là những nguy cơ gặp phải nếu thiếu vitamin A.
Cũng theo bác sĩ, vitamin A có rất nhiều trong thực phẩm hàng ngày như gan cá động vật, cá thu, cá trích, các loại rau quả có màu vàng hoặc xanh đậm như cà rốt, khoai lang, cây họ cam quýt, gấc, đu dủ, rau ngót, rau muống, mồng tươi và các nguồn khác như thịt bò nạc, sữa, cá hồi, phomat.
Để phòng chống thiếu vitamin A, bố mẹ cần lưu ý:
- Chăm sóc bé từ khi trong bào thai: mẹ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng, bổ sung những thực phẩm giàu vitamin A.
- Cho trẻ nhỏ từ 0-6 tháng tuổi bú mẹ hoàn toàn là cách bổ sung vitamin A hiệu quả nhất. Nếu trẻ 0-6 tháng tuổi không bú mẹ hoàn toàn, cần được bổ sung vitamin A liều cao. Một năm có hai đợt, vào đầu tháng 6 và đầu tháng 12.
- Cho trẻ ăn đầy đủ dinh dưỡng, tập cho trẻ có thói quen ăn rau xanh, làm quen với nhiều loại thức ăn, không nên chiều theo sở thích trẻ cho trẻ ăn một loại thức ăn thường xuyên. Thức ăn nên da dạng, hợp khẩu vị.
- Tiêm phòng đầy đủ cho trẻ.
- Trong quá trình chế biến thức ăn nên có dầu mỡ giúp tăng cường hấp thu vitamim A vì đây là loại vitamin tan trong dầu.