Cổ phiếu LDG bị pha loãng thế nào sau khi ông Nguyễn Khánh Hưng làm chủ tịch?

Ông Nguyễn Khánh Hưng làm Chủ tịch LDG từ tháng 12/2016 với vai trò đại diện vốn của Tập đoàn Đất Xanh và các tổ chức liên quan. Sau khi Đất Xanh triệt thoái vào tháng 7/2020 và Chủ tịch LDG bắt đầu bán ra tháng 12/2021, cơ cấu cổ đông của LDG pha loãng, hiện không có cổ đông lớn.

Ngày 29/11, Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Đồng Nai ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam đối với ông Nguyễn Khánh Hưng, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, người đại diện pháp luật của CTCP Đầu tư LDG về tội “Lừa dối khách hàng”.

Đầu tư LDG có tên gọi cũ khi lên sàn là CTCP Địa ốc Long Điền được thành lập năm 2010, đổi tên sang CTCP Đầu tư LDG sau 2 tháng niêm yết. Ông Nguyễn Khánh Hưng được bầu làm Chủ tịch LDG từ cuối năm 2016. Đây cũng là năm LDG thay đổi dàn lãnh đạo từ Tổng Giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc tài chính.

Thời điểm ông Nguyễn Khánh Hưng lên làm Chủ tịch LDG, lượng cổ phần sở hữu cá nhân rất thấp, chủ với 118.000 cp, tương ứng 0,13% vốn tại ngày 31/12/2016. Tuy nhiên, nhóm cổ đông tổ chức liên quan đến ông Nguyễn Khánh Hưng và Đất Xanh đóng với vai trò chi phối, gồm CTCP Dịch vụ và Xây dựng Địa ốc Đất Xanh (tên gọi cũ của Tập đoàn Đất Xanh) (sở hữu 16,2%), Công ty TNHH Xây dựng – Thương mại – Dịch vụ Hà Thuận Hùng (16%), CTCP Địa ốc Long Kim Phát (9,13%).

Ông Nguyễn Khánh Hưng là thành viên Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Đất Xanh và là người đại diện vốn tại LDG.

Ngoài nhóm cổ đông liên quan đến Đất Xanh và ông Nguyễn Khánh Hưng, không có tổ chức hay cá nhân đầu tư vào LDG với vai trò là cổ đông lớn. Sau khi LDG niêm yết, nhóm cổ đông Đất Xanh liên tục thoái vốn. Đất Xanh và Hà Thuận Hùng bán toàn bộ hơn 88 triệu cp LDG vào tháng 7/2020.

Chiều ngược lại, ông Nguyễn Khánh Hưng liên tục mua gom cổ phần từ tháng 11/2018. Nâng sở hữu lên gần 11,8% vốn của LDG cuối tháng 4/2021.

Cổ phiếu LDG từng nổi sóng tăng giá gấp 4 lần trong năm 2021 và lao dốc sau đó. Nguồn: TradingView.

“Sóng” cổ phiếu bất động sản bùng nổ năm 2021, ông Nguyễn Khánh Hưng bắt đầu bán ra giữa tháng 12/2021. Do sử dụng nguồn tiền từ margin của các công ty chứng khoán, nhiều lần Chủ tịch LDG bị bán giải chấp cổ phần trong giai đoạn thị trường diễn biến không thuận lợi.

Trong giai đoạn Chủ tịch LDG bắt đầu thoái vốn, cổ phiếu LDG lập đỉnh quanh 28.000 đồng/cp cuối năm 2021 đầu năm 2022 với nhịp tăng giá gấp gần 6 lần. Sau đó cổ phiếu LDG giảm sâu từ đầu quý II/2022 theo sự thoái lui của nhóm bất động sản.

Giữa tháng 8/2023, HOSE hủy bỏ giao dịch bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu LDG của ông Nguyễn Khánh Hưng do không báo cáo, công bố thông tin trước khi thực hiện giao dịch. Trước ông Hưng, Chủ tịch FLC Trịnh Văn Quyết cũng từng bị hủy giao dịch với hành vi tương tự.

Chủ tịch LDG giải trình quyết định bán “chui” do thư ký mới chưa nắm rõ quy định dẫn đến sai sót công bố thông tin. Sau đó, UBCKNN xử phạt 520 triệu đồng và đình chỉ giao dịch 4 tháng với ông Hưng.

Trước khi bị khởi tố bắt tạm giam, ông Nguyễn Khánh Hưng còn nắm giữ hơn 10 triệu cổ phiếu LDG với tỷ lệ sở hữu 3,92% vốn công ty. LDG không có cổ đông lớn tính đến đầu tháng 12/2023 và đa phần lãnh đạo không nắm giữ cổ phần công ty.

Từ vị thế là một công ty có cơ cấu cổ đông cô đặc khi 6 tổ chức nắm giữ gần 67% vốn tại ngày 20/3/2015, cấu trúc cổ đông của LDG ngày càng pha loãng. Hệ quả, công ty phải tổ chức đại hội cổ đông thường niên 2023 vào lần thứ ba do hai lần trước đó không đủ túc số. Trong lần thứ ba, có 286 cổ đông đại diện 18,67% số cổ phần có quyền biểu quyết của công ty tham dự.

Trở lại với cổ phiếu LDG, mã này từng liên tục giảm sàn trong tháng 8 sau quyết định hủy giao dịch bán chui cổ phiếu của Chủ tịch Nguyễn Khánh Hưng. Sau đó mã này tiếp tục giao dịch kém sắc, đóng cửa phiên 30/11 ở 3.700 đồng/cp.

chọn
Bộ TN&MT đã chuẩn bị những gì để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7?
Tại cuộc họp báo Chính phủ thường kỳ diễn ra chiều nay (4/5), Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân cung cấp thông tin liên quan đến việc chuẩn bị để Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ ngày 1/7.